Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)
Chứng chỉ giảm phát thải là gì?
Chứng chỉ giảm phát thải là gì, theo Ban thư ký Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc quy định được viết tắt là CERS (Certified Emissions Reduction), là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ này được coi như một loại hàng hóa đặc biệt có thể trao đổi, mua bán giữa các quốc gia hoặc doanh nghiệp.(4)
Những đơn vị đủ điều kiện sở hữu chứng chỉ phát thải khí nhà kính có quyền trao đổi và bán lại chứng chỉ cho những đơn vị hay quốc gia có nhu cầu sử dụng với nguyên tắc thuận mua vừa bán. Các đơn vị bán có quyền nhận lợi nhuận từ việc trao đổi và buôn bán chứng chỉ này để tăng thu nhập và đơn vị mua sẽ giảm tránh được các lệnh phạt khi phát thải CO2 quá quy định cho phép
Khái niệm về tín chỉ Carbon:
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (CO2e) vào bầu khí quyển.
Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.(5)
Thực trạng chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về hiện trạng, kết quả và hành động liên quan đến chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam.
Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải CO2, bao gồm việc thiết lập hệ thống chứng chỉ giảm phát thải. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện(6)
Giảm phát thải CO2 là một trong những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ môi trường và duy trì khí hậu ổn định. Chứng chỉ giảm phát thải đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng phát thải và đầu tư vào công nghệ sạch. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, cùng với việc cải tiến liên tục các cơ chế và chính sách liên quan.
Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang dần được hoàn thiện và đã đạt được một số kết quả tích cực. Với các hành động cụ thể và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việc thu lợi nhuận từ việc bán tín chỉ Carbon đã thu lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho Việt Nam. Cụ thể tại Quảng Bình đã nhận 82,4 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon của 469.317 ha rừng. Bộ NN-PTNT cho biết, có đến 6 tỉnh tham gia Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) với đại diện là Bộ NN-PTNT và Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn 2018 – 2024. Theo thỏa thuận trên, trong năm 2023, VN đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2e cho WB với tổng số tiền nhận về là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT còn ký “Ý định thư về mua bán giảm phát thải” với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) cho 11 tỉnh vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ. VN sẽ chuyển nhượng cho Emergent khoảng 5,15 triệu tấn CO2e với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD) cho giai đoạn 2022 – 2026. Như vậy có thể thấy những tín hiệu tích cực trong việc vận hành và sử dụng tín chỉ Carbon tại Việt Nam(7)
Trà Vinh: Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
Cập nhật lúc 16:03, Thứ ba, 16/07/2024 (GMT+7)
Tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, vụ Hè Thu 2024, tại Trà Vinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 2 mô hình thí điểm tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ và Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành với diện tích tham gia 50 ha mỗi hợp tác xã.
Đây là 2 trong 7 hợp tác xã ở 5 tỉnh, thành phố được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm mô hình thí điểm canh tác theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp để nhân rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình được thực hiện liên tiếp 3 vụ, sau vụ Hè -Thu 2024, sẽ tiếp tục thực hiện ở vụ lúa Thu - Đông năm 2024 và vụ lúa Đông - Xuân 2024 - 2025.
Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài hiện có 94 thành viên, với tổng diện tích canh tác 150 ha. Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo có 60 thành viên, với tổng diện tích canh tác 650 ha, đây là 2 hợp tác xã điển hình tiêu biểu ở Trà Vinh và luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành. Ông Trần Văn Chung - Giám đốc HTX Nông nghiệp Phát Tài cho biết, trước khi thực hiện mô hình các thành viên HTX được Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trường Chính sách công và PTNT tập huấn hướng dẫn ngay từ đầu vụ về quy trình quản lý rơm rạ, quy trình canh tác lúa bền vững để giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc BVTV và giảm lượng nước tưới so với canh tác truyền thống... góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.
Trong vụ Hè - Thu 2024 HTX Nông nghiệp Phát Tài sử dụng giống lúa OM 5451, HTX Nông nghiệp Phước Hảo sử dụng giống lúa ST24. Về tiến độ thực hiện đến nay mô hình đã xuống giống được 30 - 35 ngày lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả. Nếu không có gì thay đổi đến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh là 1 trong 5 tỉnh sẽ có sản phẩm lúa giảm phát thải đầu tiên đưa ra thị trường.