Đứng trước bức tranh về nền kinh tế mạnh mẽ và hệ thống xã hội phát triển của Đức, một trong những câu hỏi nhiều người quan tâm đó là: “Lương trung bình ở Đức là bao nhiêu?” Cùng Clevermann khám phá chi tiết trong bài viết.

So sánh mức thu nhập với chi phí sinh hoạt tại Đức

Một điều mà những người Việt Nam sang Đức rất quan tâm là liệu thu nhập của bản thân có đủ trang trải cho cuộc sống hay không. Tin vui cho bạn là chi phí sinh hoạt tại Đức tương đối hợp lý so với mức sống cao ở đây.

Mức chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng cho du học sinh tại Đức dao động từ 850 đến 1.200 Euro. Với những người không thuộc nhóm học sinh sinh viên, trung bình chi phí sinh hoạt hằng tháng sẽ rơi vào từ 1.200 Euro trở lên.

Như vậy, so sánh với mức thu nhập trung bình của người Việt tại Đức, bạn có khả năng trang trải chi phí sinh hoạt và còn dư ra một khoản tiền để tiết kiệm hoặc gửi về quê hương.

Mức lương trung bình ở Đức là bao nhiêu?

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang vào năm 2023, một người lao động toàn thời gian ở Đức có mức lương trung bình là 4.323 euro trước thuế mỗi tháng. Điều này tương đương với mức lương hàng năm khoảng 51.876 euro trước thuế.

Mức lương này là khá cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin và y tế. Tuy nhiên, mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Đối với lương trung bình thì có thể mua nhà ở Đức không?

Thu nhập của người Việt tại Đức là bao nhiêu?

Người Việt Nam làm việc tại Đức, mức lương trung bình thường dao động từ 1.500 – 4.500 Euro/tháng. Cụ thể:

Như vậy, mức lương trung bình năm mà người Việt tại Đức có thể nhận được khoảng 29.000 – 45.000 Euro/năm.

Lưu ý: Đây chỉ là mức lương trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm các thông tin sau đây để hiểu rõ thêm về nước Đức:

Văn Hóa Nước Đức – Khám Phá Những Điều Thú Vị

Tìm Hiểu 6 Biểu Tượng Nước Đức Nổi Tiếng

Mức lương tối thiểu ở Đức là bao nhiêu?

Năm 2024, mức lương tối thiểu ở Đức đã có sự gia tăng đáng kể từ 12 lên 12,41 Euro/giờ. Mức lương cao hơn giúp người lao động có thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả hàng hóa và dịch vụ đang tăng cao do lạm phát.

Bên cạnh đó, việc tăng lương tối thiểu giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, góp phần tạo ra một xã hội công bằng và văn minh hơn.

Ngoài ra, mức lương tối thiểu chỉ là mức lương cơ bản, nhiều người lao động và thu nhập của người Việt tại Đức có thể cao hơn tùy thuộc vào ngành nghề, kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí công việc.

Với mức lương như thế thì có thể tiết kiệm tiền ở Đức được không?

Gợi ý một số bí quyết để tiết kiệm chi phí tại Đức

Để tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập của người Việt tại Đức có rất nhiều cách. Dưới đây là một số kinh nghiệm phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Tìm hiểu tổng quan về nước Đức chỉ trong một bài viết:

Tìm hiểu về nước Đức: quốc gia có nền kinh tế số 1 Châu Âu

Bằng cách áp dụng những bí quyết đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chi tiêu hiệu quả và tận hưởng cuộc sống du học hoặc làm việc tại Đức một cách trọn vẹn nhất.

Nhìn chung, mức lương trung bình ở Đức được đánh giá là khá cao so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, kinh nghiệm, khu vực địa lý và trình độ học vấn. Với một nền kinh tế ổn định và các chính sách hỗ trợ người lao động tốt, Đức là một điểm đến hấp dẫn cho người Việt chúng ta nếu muốn tìm kiếm cơ hội việc làm và cuộc sống ổn định.

Nếu bạn có nhu cầu du học hay du học nghề tại Đức, hãy liên hệ tới HOTLINE 0767909000 để Clevermann có thể tư vấn cụ thể nhé!

TPO - Theo Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, để thu hút lao động nước ngoài, Chính phủ Úc đã tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư lên 70.000 đô-la Úc, tương đương gần 1,1 tỷ đồng, thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.

Chiều 5/12, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVNONN) TPHCM tổ chức đối thoại về công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến TPHCM diện chuyên gia, tu nghiệp và xuất khẩu lao động, nhằm đưa những giải pháp hiệu quả khi đưa người lao động (NLĐ) sang nước ngoài làm việc.

Lao động "chui" khi hết hợp đồng

Phát biểu tại hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai - Chủ nhiệm UBNVNONN TPHCM - cho biết, việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác kết nối chưa phát huy hết hiệu quả trong quản lý, bảo hộ công dân; công tác thông tin về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật ở nước sở tại, bỏ hợp đồng hoặc khi hết hạn hợp đồng lại không về nước chậm được thông tin đến cơ quan quản lý trong nước…

“Hội nghị mong muốn thiết lập kênh liên lạc hiệu quả và bền vững giữa các cơ quan ngoại giao, quản lý nhà nước và các tổ chức, DN; tìm hiểu những khó khăn, thách thức của NLĐ và chuyên gia Việt Nam tại nước sở tại; cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm…” - bà Mai nói.

Bà Huỳnh Lê Như Trang - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM - cho biết, tại TPHCM hiện có 70 DN được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trước năm 2020, bình quân mỗi năm các DN đưa từ 10.000 - 14.000 người đi làm việc ở nước ngoài; 11 tháng năm nay đã đưa 8.583 người xuất khẩu lao động. Từ năm 2020 cho đến nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên từ năm 2020 đến nay , số lượng đưa đi làm việc ở nước ngoài giảm mạnh.

Thu nhập bình quân hàng tháng từ 15 - 28 triệu đồng; đa số lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông làm công việc giản đơn; số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ chưa cao.

Theo bà Trang, quy mô hoạt động của một số DN còn nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN dẫn đến NLĐ phải chịu nhiều chi phí để đi làm việc ở nước ngoài; chưa quan tâm giải quyết việc làm cho NLĐ sau khi về nước.

Về phía NLĐ, chưa đáp ứng được các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, các công việc có độ phức tạp theo yêu cầu của DN. Tình trạng NLĐ hết hạn hợp đồng lao động không về nước đúng thời hạn, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp hoặc không thực hiện hợp đồng bỏ trốn ra ngoài làm việc, vi phạm pháp luật nước sở tại đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập của nhiều NLĐ, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các DN cũng như hình ảnh của đất nước.

Thị trường xuất khẩu lao động khát lao động có tay nghề.

“Nguyên nhân của tình trạng trên đến từ nhiều phía. Không phủ nhận ý thức của NLĐ còn kém mà qua tìm hiểu thực tế, một số DN tuyển chọn lao động qua trung gian, ủy quyền cho các chi nhánh, trung tâm thực hiện nên không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc thu tiền của NLĐ” - bà Trang cho biết.

Bà Tạ Thị Thanh Thúy, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, hiện có trên 65.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, chiếm 22% trong tổng số 256.000 người Việt Nam ở Hàn Quốc. Gần đây Hàn Quốc nhận được nhiều đơn hàng trong ngành đóng tàu nên cần thêm lao động trong lĩnh vực này.

Theo bà Thúy, Việt Nam nhiều dư địa đưa lao động sang Hàn Quốc như dân số trẻ; gần 74 triệu người trong lực lượng lao động, trong đó 40% có thể đi làm việc ở nước ngoài (từ 20 - 44 tuổi); số thất nghiệp ở thanh niên ở mức trên 400.000 người, nhu cầu xuất khẩu lao động có thể kéo dài ít nhất tới năm 2040.

Bà Daisy Nguyễn Lê Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, Giám đốc Công ty DSS Education - cho biết, năm nay có tới 36% số ngành nghề của Úc thiếu lao động có trình độ. Điều này khiến Chính phủ Úc phải tăng cường các giải pháp thu hút lao động có tay nghề từ nước ngoài, nhằm giúp các DN ứng phó thiếu hụt lao động. Một trong những động thái rõ ràng nhất là vào đầu tháng 7, Úc quyết định tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư do chủ DN bảo lãnh lên 70.000 đô-la Úc (gần 1,1 tỷ đồng) thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.

Việt Nam có nhiều lợi thế về xuất khẩu lao động với dân số trẻ, người lao động chịu khó, nhanh nhẹn...

“Bổ sung lực lượng lao động cho thị trường vốn đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại Úc, đây chính là cơ hội rất lớn cho sinh viên và lao động trẻ Việt Nam từ Úc làm việc thông qua các chương trình du học làm việc định cư với những tiêu chí quan trọng gồm: hợp pháp, công bằng và lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường nhân lực quốc tế” – bà Daisy Nguyễn Lê Vân khẳng định.

Ông Đỗ Minh Hoài, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết, Đài Loan là một trong hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2023, có hơn 50.000 lao động Việt Nam (15.284 là nữ) sang Đài Loan làm việc, chiếm 38,3% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Hiện mức lương tối thiểu trong năm 2023 của lao động phổ thông trong khu vực 1 là từ 20.000 - 26.400 Đài tệ/tháng (khoảng 645 - 850 USD/tháng, từ 16 - 20 triệu đồng/tháng); lao động trình độ kỹ thuật bậc trung từ 29.000 - 33.000 Đài tệ/tháng (774 - 1.065 USD/tháng, gần 18 - 26 triệu đồng/tháng).

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị cần xây dựng mạng lưới liên kết và giao lưu giữa các cơ quan chức năng, tổ chức đào tạo, DN và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện và bền vững. Qua đó thiết lập cơ chế hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn cho người Việt Nam khi sinh sống, lao động ở nước ngoài. Các giải pháp đề xuất bao gồm cải thiện quy trình tuyển chọn và đào tạo lao động, tăng cường hỗ trợ tư pháp và tư vấn cho NLĐ, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và tạo ra môi trường công bằng và an toàn cho NLĐ Việt Nam ở nước ngoài…