Food and Beverage viết tắt là F&B, đây là dạng một loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến kể đến là khách sạn, các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán cà phê,…

Trường nào đào tạo dài hạn chuyên ngành Food and Beverage dài hạn ở khu vực miền Bắc?

Ngành f&b là một ngành khá “hot” trong thời điểm hiện tại. Cùng với xu hướng đó, có không ít các trường đại học đào tạo thêm chuyên ngành này. Vậy đâu là trường đào tạo Food and Beverage ở miền Bắc uy tín, chất lượng nhất? Tham khảo ngay:

Tìm việc ngành Food and Beverage tại Vietnamwork

Ngành F&B tại Việt Nam hiện đang đang có hướng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, F&B cũng đã ứng dụng và mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích hơn. Sự phát triển của ngành kéo theo nhu cầu tuyển dụng của các vị trí ngày tăng. Nhân lực trẻ cũng sẽ có nhiều cơ hội để theo đuổi và phát triển trong nghề hơn.

Để có thể tìm được cho mình việc làm F&B không quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng nhanh chóng ngay tại VietnamWorks. Tại đây không chỉ các thông tin tuyển dụng ngành F&B nói riêng và các ngành nghề khác luôn được cập nhật mỗi ngày. Bạn chỉ cần nhập “Food and Beverage” tại box tìm kiếm và địa điểm cần tìm, tất cả các thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp sẽ hiện ra giúp bạn có thể lựa chọn một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể tạo hồ sơ xin việc ngay trên VietnamWorks theo mẫu chuyên nghiệp, nhanh chóng. Từ đó giúp kết nối bạn với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí bạn cần nhanh chóng hơn. Các thông tin việc làm sẽ được đăng tải liên tục, giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức hiệu quả.

Xem thêm: Làm Remote là gì? Ưu nhược điểm và xu hướng việc làm Remote 4.0

Tìm việc ngành Food and Beverage tại Vietnamwork

Sức hút không chỉ đến từ ẩm thực

Cùng một món ăn, một thức uống sẽ có rất nhiều đơn vị kinh doanh, trong đó có những nơi rất đông thực khách quay lại, có nơi thì ngược lại. Nguyên nhân là vì kinh doanh ngành F&B không chỉ tập trung vào món ăn ngon là được, mà cần tạo cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái, thư giãn thông qua quy trình quản lý, cung cách phục vụ, không gian bài trí, chương trình khuyến mãi…

Sản phẩm mang tính thời vụ

Sự phát triển của công nghệ thực phẩm đã giúp tạo ra các nguồn nguyên vật liệu sản xuất thức ăn, đồ uống quanh năm bằng các giống cây bốn mùa hoặc thực phẩm đóng hộp, tuy nhiên, để đạt được độ ngon đậm vị nhất thì rất nhiều sản phẩm ẩm thực tươi sống đều cần khai thác theo mùa vụ như quả na (tháng 6 – tháng 9 dương lịch), vải thiều (tháng 6 – tháng 8 âm lịch)…

Chưa kể có những thời điểm nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng sẽ mạnh như lượng tiêu thụ thịt heo vào dịp Tết, nhu cầu ăn hàng quán bên ngoài vào cuối tuần… Các đơn vị kinh doanh F&B phải nắm bắt đặc trưng này để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và lên thực đơn phù hợp.

Triển vọng về nghề nghiệp của ngành F&B

Theo nghiên cứu về toàn cảnh ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam, thì ngành Food and Beverage có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành đã kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực tăng theo.

Từ những vị trí tuyển dụng không yêu cầu nhiều kinh nghiệm như thu ngân, tiếp tân, nhân viên phục vụ,…cho đến các vị trí quản lý đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm như: quản lý, đầu bếp, bartender,…đều được các doanh nghiệp tuyển dụng liên tục.

Thực tế, những việc làm ngắn hạn trong ngành Food and Beverage là những việc làm dễ tìm nhất hiện nay. Vì thế, nếu như bạn thực sự yêu thích môi trường làm việc trẻ trung, năng động, nhiều thử thách thì những việc làm trong ngành F&B có thể sẽ hoàn toàn phù hợp với bạn.

Nhu cầu nhân lực trong ngành Food and Beverage đang có xu hướng tăng

Xem thêm: KCS là gì? Mô tả công việc, lộ trình thăng tiến và mức lương hiện nay

- Các mô hình kinh doanh ngành F&B

Sự phát triển F&B phải gắn liền với công nghệ trực tuyến thông minh và sự đa dạng trong cả cách thức chế biến và hình thức tiêu dùng. Những mô hình kinh doanh ngành F&B sau đây chính là xu hướng tương lai không xa:

Tạm dịch là Thưởng thức nhiều ẩm thực tại một điểm dừng, ví dụ dễ thấy chính là những quán cafe có phục vụ ăn trưa mà dân văn phòng vẫn thường ghé thưởng thức. Sự tiện lợi lựa chọn trong cùng một không gian sẽ giúp thực khách tiết kiệm nhiều thời gian, không bị nhàm chán khẩu vị, không trải nghiệm quá nhiều nơi để tìm một không gian bài trí và phục vụ hợp ý. Đối với đơn vị kinh doanh mô hình One-Stop Dining cũng có lợi, trước hết là khả năng giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tiếp đến là tiết kiệm nguyên liệu chế biến vì có thể linh hoạt sáng tạo thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau.

Tạm dịch Mua mang về, trước đây, mô hình này chỉ phổ biến ở những xe bán bánh hay café nhỏ, nhưng với sự phát triển của các app đặt món ăn qua mạng trực tuyến, các cơ sở kinh doanh đã có thể chủ động lựa chọn mặt bằng nhỏ hơn, chỗ ngồi ít hơn, hoặc trong hẻm với mức giá thuê rẻ hơn, tiết kiệm chi phí kinh doanh F and B. Chính xu hướng này đã tạo nên môi trường phát triển mạnh mẽ cho mô hình F&B Take-away.

Cơ sở kinh doanh sẽ đầu tư thêm chi phí vào chất lượng sản phẩm và cách thức thưởng thức ẩm thực gọn nhẹ, tiện lợi. Còn về phía người mua cũng thỏa sức tận hưởng món ăn, thức uống hợp khẩu vị với mức giá tiết kiệm hơn khi mà bản thân cũng rất vội vã, không có nhiều thời gian để ngồi nhâm nhi ở quán như xưa.

Tạm dịch Tự phục vụ, điển hình như các quán Buffet hay những xe trái cây tô tự lựa chọn theo sở thích. Mô hình này mang đến lợi ích cho cả người bán và người mua

Người mua sẽ tự mình lựa chọn món ẩm thực mà mình yêu thích, thêm nguyên liệu này, bớt nguyên liệu kia theo sở thích, không bị gò bó theo tiêu chuẩn chế biến của người bán. Một trải nghiệm rất thú vị, giúp việc thưởng thức ẩm thực bớt đi sự nhàm chán.

Người bán sẽ tiết kiệm được chi phí thuê quản lý và nhân viên phục vụ tận bàn. Chỉ cần chú trọng đến khâu chuẩn bị nguyên liệu và chế biến sẵn lượng thức ăn, đồ uống đầy đủ, kịp thời để khách hàng thoải mái trải nghiệm theo gói dịch vụ mà họ đã mua.

Tạm dịch Từ nông trại đến bàn ăn, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh F&B sẽ tự sản xuất, nuôi trồng nguyên vật liệu cho món ăn, thức uống của họ và trực tiếp chế biến sản phẩm ẩm thực phục vụ khách hàng.

Mô hình này được dự đoán sẽ phát triển mạnh vì nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng đến nguồn nguyên liệu sạch, canh tác hữu cơ đang là sự lựa chọn lâu dài của mọi thực khách. Trước đây, mô hình này chỉ những đơn vị có quy mô lớn, nguồn vốn mạnh mới có thể áp dụng nhưng hiện tại, thay vì tự mình làm hết, nhiều cơ sở kinh doanh F and B sẽ chọn cách hợp tác cùng nhau, bên canh tác hữu cơ cung cấp nguyên liệu sạch, bên chế biến phụ trách sáng tạo món ăn và cân bằng khẩu vị, tạo thành một quy trình liên tục từ nông trại đến bàn ăn.

Sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người

Thức ăn và đồ uống sẽ trực tiếp đi vào cơ thể con người thông qua đường tiêu hóa, những dưỡng chất sẽ được thẩm thấu vào cơ thể tạo ra năng lượng, nhưng ngược lại, nếu là chất độc hại thì cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Đây cũng là lý do mà vấn đề kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành F&B luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia, mỗi mặt hàng ẩm thực đều sẽ có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bắt buộc các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh F&B phải tuân thủ chặt chẽ.