Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

Thứ hai, về mức hưởng BHYT khi đóng ở doanh nghiệp

Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

… g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;…”

Theo đó, bạn là người lao động và tham gia BHYT tại doanh nghiệp thì bạn được hưởng 80% các chi phí trong danh mục nếu bạn đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Thứ tư, về vấn đề thanh toán lại khi đi trái tuyến tỉnh

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 và Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT thì các trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí y tế hiện nay gồm có:

– Khám chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

– Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế năm 2014;

– Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;

– Trường hợp dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ bảo hiểm y tế;

– Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.

Như vậy, bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến thì không thuộc các trường hợp nêu trên nên bạn sẽ không thể đề nghị cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí y tế cho bạn.

Trên đây là bài viết về vấn đề mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> NLĐ nghỉ không lương có được hưởng BHYT không?

Tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Căn cứ theo Điểm d tiết 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

Như vậy, nếu bạn tham gia BHXH tự nguyện lần đầu có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH cấp huyện, đại lý thu, nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp bạn đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, muốn đóng tiền cho kỳ tiếp theo thì có thể đóng trực truyến thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Bước 1: Truy cập website https://dichvucong.gov.vn/

Chọn "Thanh toán trực tuyến", sau đó "Thanh toán BHXH, BHYT". Tại đây, bạn chọn "Đóng tiếp BHXH tự nguyện"

Trên cửa sổ giao diện xuất hiện “Tài khoản cấp bởi cổng DVC quốc gia” và “Tài khoản cấp bởi Bưu điện Việt Nam” để bạn lựa chọn loại tài khoản muốn sử dụng đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia.

Người dùng thực hiện đăng nhập tài khoản đã đăng ký trước đó để tiếp tục (Nếu chưa có tài khoản thì phải tiến hành đăng ký tài khoản trước).

Tiến hành nhập mã số BHXH rồi nhấn "Tra cứu". Nếu nhập đúng mã số BHXH thông tin về người tham gia, phương thức đóng, thời gian đóng và thông tin về cơ quan BHXH sẽ được hiển thị.

Nếu không nhớ mã số BHXH, người dùng có thể ấn vào nút “Tra cứu mã số BHXH” để thực hiện tìm kiếm.

Sau khi nhập đúng mã số BHXH, chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH rồi nhấn nút "Thanh toán" để tiếp tục.

Lúc này, cổng thanh toán Payment Platform hiện ra sẽ hiển thị ngân hàng hoặc trung gian thanh toán để người dùng lựa chọn, đăng nhập và thực hiện việc thanh toán theo hướng dẫn từ ngân hàng hoặc các trung gian thanh toán

Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bạn click chọn "Xác nhận".

Nhập mã OTP để xác nhận thanh toán lần cuối.

Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng dịch vụ công quốc gia với thông báo "Thanh toán thành công" kết thúc việc đóng BHXH tự nguyện qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình đóng đóng tiếp BHXH tự nguyện trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo thông tin bạn cung cấp thì thẻ BHYT của bạn tham gia tại công ty cũ đã hết hạn sử dụng. Do bạn đã nghỉ việc tại công ty (chấm dứt HĐLĐ) và không tiếp tục đi làm ở công ty khác nên không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Nếu bạn muốn có thẻ BHYT để sử dụng đi khám chữa bệnh thì bạn có thể tham gia BHYT hộ gia đình.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Mức đóng mỗi tháng được quy định tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo khoản 8, Điều 13, Nghị định 146/NĐ-CP và điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế quy định về thời hạn BHYT có giá trị sử dụng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền nếu bạn tham gia BHYT gián đoạn không quá 3 tháng; có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền nếu thời gian tham gia gián đoạn quá 3 tháng.

Như vậy, trường hợp thẻ BHYT bắt buộc của bạn hết thời hạn sử dụng nếu bạn tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình thời gian gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị kể từ ngày đóng tiền; nếu thời gian gián đoạn quá 3 tháng thì có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền.

Đề nghị bạn liên hệ với đại lý thu BHXH, BHYT, UBND xã phường hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình.

Mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp

Tôi làm việc tại doanh nghiệp dệt may và tôi tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp. Vậy xin cho tôi tư vấn về mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu? Mức hưởng của tôi là bao nhiêu? Nếu tôi đi mổ mắt trái tuyến trung ương thì được quyền lợi như thế nào? Tôi có thể lên cơ quan bảo hiểm y tế để thanh toán lại chi phí y tế hay không? Xin cảm ơn!

Với câu hỏi mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.”

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp như sau:

“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.”