Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang được xếp vào hàng năng động nhất trong khu vực. Các số liệu từ các trang tin điện tử cho thấy, trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, tỷ lệ phụ nữ sử dụng các sản phẩm làm đẹp tăng từ 76% lên đến 86% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15% - 20%.

Ảnh hưởng của sự phát triển truyền thông xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của thời đại số đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam. Điều này đã tạo sức ảnh hưởng và làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng một cách rõ rệt.

Người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ hay kênh mua sắm phù hợp với bản thân. Thậm chí là mua sắm và thanh toán đơn hàng chỉ với vài thao tác rất đơn giản trên chiếc smartphone của mình.

Đồng thời, các phương tiện truyền thông xã hội cũng tạo ra sự quan tâm và kích thích người tiêu dùng tương tác nhiều hơn. Nhiều khách hàng được khuyến khích hành vi tiêu dùng bởi các Beauty Blogger nổi tiếng. Họ thường chia sẻ các phương pháp làm đẹp, sản phẩm hữu ích,… trên những nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, TikTok, Instagram.

Tăng cường xu hướng mỹ phẩm hữu cơ và thiên nhiên

Trong năm 2023, xu hướng sử dụng mỹ phẩm hữu cơ và thiên nhiên dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thành phần tự nhiên và an toàn của sản phẩm mỹ phẩm. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các công ty sản xuất mỹ phẩm có cam kết về sản phẩm hữu cơ và thiên nhiên để phát triển và mở rộng thị trường của họ.

Sự quan tâm đến thành phần tự nhiên và bảo vệ môi trường

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thành phần tự nhiên và an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm. Các công ty mỹ phẩm cũng đang chú tâm vào việc phát triển và giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm có thành phần tự nhiên, hữu cơ và không gây hại cho môi trường. Điều này phản ánh xu hướng chung của người tiêu dùng hiện nay trong việc chọn lựa các sản phẩm mỹ phẩm.

Sự phát triển của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh sòng phẳng giữa các thương hiệu nội địa và quốc tế. Các thương hiệu mỹ phẩm nội địa cần đẩy mạnh nghiên cứu và đổi mới để cung cấp các sản phẩm chất lượng và đa dạng để cạnh tranh với các thương hiệu ngoại nhập.

Người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng đa dạng hóa nhu cầu về mỹ phẩm. Không chỉ quan tâm đến các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cơ bản, họ cũng quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể và làm đẹp tổng thể. Điều này tạo cơ hội cho các công ty mỹ phẩm mở rộng dòng sản phẩm và phục vụ một phạm vi khách hàng rộng hơn.

Các sản phẩm ngoại nhập đang chiếm lĩnh thị trường

Theo thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay có đến khoảng 93% các sản phẩm chăm sóc cá nhân tiêu thụ tại Việt Nam là có nguồn gốc nhập khẩu, với tổng kim ngạch nhập khẩu ghi nhận đạt khoảng 950 triệu USD vào năm 2019.

Trong đó, chiếm ưu thế tuyệt đối là các sản phẩm đến từ Hàn Quốc với 30% tổng thị phần, theo sau là Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, và Hoa Kỳ. Ngoài ra, các sản phẩm đến từ Trung Quốc và Singapore hiện cũng đang chiếm lĩnh một tỷ lệ thị phần nhất định

Như vậy, có thể thấy các sản phẩm từ Hàn Quốc đang gần như chiếm lĩnh thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam. Đây là điều không đáng ngạc nhiên, bởi Hàn Quốc vẫn luôn được biết đến là một quốc gia sở hữu rất nhiều thương hiệu sản phẩm trang điểm và chăm sóc da nổi tiếng thế giới.

Thông qua nhiều kênh truyền thông đa dạng như mạng xã hội, chiến dịch quảng cáo, hay blog hướng dẫn làm đẹp, những thần tượng và gương mặt người nổi tiếng khác tới từ Hàn Quốc đã góp phần tạo nên làn sóng chăm sóc sắc đẹp cá nhân và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Các hãng mỹ phẩm như The Face Shop, Innisfree, 3CE,… đều mời các ca sĩ hoặc diễn viên nổi tiếng của xứ sở kim chi làm gương mặt đại diện cho thương hiệu, bao gồm nhóm nhạc nam đình đám BTS, SNSD,…

Sự tăng trưởng của thương hiệu nội địa

Ngoài các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng quốc tế, thị trường Việt Nam cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu mỹ phẩm nội địa. Các công ty mỹ phẩm Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu ngoại nhập.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Với sự phát triển và thúc đẩy của các thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam, triển vọng xuất khẩu đã mở ra cơ hội mới. Sản phẩm mỹ phẩm Việt Nam đang được đánh giá cao về chất lượng và giá trị, và đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của thị trường quốc tế. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp nâng cao doanh thu và định vị thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.

Thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

Song hành với cơ hội là những thách thức vẫn đang tồn tại, mà đáng chú ý nhất chính là việc thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu và thiếu tính ổn định.

Cụ thể, như đã đề cập, một động lực lớn đối với thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam chính là làn sóng văn hoá Hàn Quốc, mà giới nghệ sĩ thần tượng và người nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng tiêu dùng.

Chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố khách quan liên tục thay đổi đó, thị hiếu tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam cũng trở nên thiếu tính ổn định, đặt ra thách thức đối với cả các hãng sản xuất lẫn các kênh phân phối mỹ phẩm – bởi chỉ cần tiếng nói của một vài thần tượng thôi cũng có thể tạo thành sự chuyển dịch rất lớn đối với thị trường.

Một thách thức đáng kể khác mà cả các hãng sản xuất lẫn các kênh phân phối mỹ phẩm cần phải cân nhắc chính là sự nhạy cảm đối với giá thành sản phẩm của thị trường. Để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh, thì các hãng sản xuất và các kênh phân phối mỹ phẩm cần thiết phải tập trung vào nhóm những sản phẩm nằm trong khoảng giá thành phù hợp với sức mua của người tiêu dùng trong nước.

Như đã đề cập, việc xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất trong nước được coi là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này.

Ngoài ra, các hãng sản xuất mỹ phẩm đến từ phương Tây cũng cần phải lưu tâm tới một thách thức mang tính đặc thù. Đó là việc bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước hiện vẫn đang giữ niềm tin rằng những sản phẩm nguồn gốc Á Đông là phù hợp hơn với đặc trưng làn da của bản thân cũng như điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Bởi vậy, người Việt ưa chuộng sử dụng những loại mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc hay Nhật Bản, hơn là những loại mỹ phẩm đến từ châu Âu hay Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, trở ngại này hoàn toàn có thể được giải quyết, nếu các hãng sản xuất mỹ phẩm đến từ phương Tây cho thấy cam kết mạnh mẽ của họ đối với chất lượng sản phẩm, bởi người tiêu dùng Việt Nam hiện vẫn quan tâm nhiều hơn tới yếu tố chất lượng.

Sự tăng cường quảng cáo và tiếp cận người tiêu dùng

Các công ty mỹ phẩm ngày càng đầu tư mạnh vào hoạt động quảng cáo và tiếp cận người tiêu dùng thông qua các chiến dịch truyền thông, marketing trực tuyến và sự kết hợp với các ngôi sao, influencers trên mạng xã hội. Điều này giúp tăng cường nhận thức và tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

Các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên “lên ngôi”

Hiện nay, người tiêu dùng đang thực sự lo ngại về việc mỹ phẩm chứa các loại hóa chất độc hại đang xuất hiện tràn lan thị trường. Nắm bắt được tâm lý chung này, nhiều sản phẩm mỹ phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên (hay còn gọi là mỹ phẩm thuần chay) đã nổi lên như một xu hướng làm đẹp an toàn, thân thiện với làn da nên rất được ưa chuộng.

Bên cạnh đó, ngoài các sản phẩm chăm sóc da, người tiêu dùng cũng rất quan tâm tới các xu hướng làm đẹp cho tóc, móng tay,… có chiết xuất từ thiên nhiên. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và phân phối các dòng mỹ phẩm làm đẹp mang xu hướng nổi bật này.

Bên cạnh đó, mặc dù hiện đang chiếm thị phần chưa cao trong thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên nhóm sản phẩm trang điểm nguồn gốc tự nhiên được dự báo là sở hữu tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong trung hạn.

Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu chuyển sự quan tâm tới các loại sản phẩm với thành phần thảo dược, hữu cơ, và thân thiện môi trường – với niềm tin rằng các loại sản phẩm thân thiện hơn với sức khoẻ con người cũng như môi trường, khi so sánh với những loại mỹ phẩm nguồn gốc hoá học tổng hợp truyền thống.