Hiện nay, nguồn than nhập khẩu chủ yếu của nước ta là than Indonesia, than Úc, than Nga. Nói về ứng dụng, với tính chất dễ đốt cháy và tạo nhiệt lượng lớn, 2/3 lượng than đá trên thế giới được dùng để sản xuất điện, phần còn lại phục vụ cho công nghiệp, chủ yếu là ngành luyện kim. Ngoài ra, than còn dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo.

Những điều kiện cần biết khi nhập khẩu than đá về Việt Nam

Để quy trình nhập khẩu than đá diễn ra thuận lợi, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bạn cần tuân thủ các quy định và điều kiện sau đây:

Trong bộ hồ sơ nhập khẩu, những chứng từ cần thiết bắt buộc phải chuẩn bị đó là:

Than đá nhập khẩu vào Việt Nam cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sau:

Các yêu cầu khác về chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào từng loại than đơn vị chọn nhập khẩu.

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu than đá chuyên nghiệp – TSL

Nếu bạn cần hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu than đá, hãy liên hệ ngay tới TSL chúng tôi.

TSL là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu than đá. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty đã xây dựng được uy tín trong ngành và được nhiều khách hàng tin tưởng hợp tác.

Sử dụng dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ từ A – Z trong suốt quá trình làm thủ tục nhập khẩu than đá, bao gồm: chuẩn bị hồ sơ, khai báo hải quan, đóng thuế và phí nhập khẩu,… Với sự hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp, TSL sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu than đá.

Bên cạnh hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu, TSL còn cung cấp các dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu khác như: vận chuyển hàng hóa, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu,…

Các dịch vụ tại TSL đều được cung cấp bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và đầy đủ kiến thức chuyên môn về hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với tất cả các yêu cầu đặc biệt và tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Hãy liên hệ với TSL để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi dự định sẽ xuất khẩu một số mặt hàng đồ mỹ nghệ làm bằng than đá như: tượng, bàn uống nước. Tư vấn giúp chúng tôi về thủ tục làm Hải quan xuất khẩu các mặt hàng này cần có những giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào? Có cần phải xin giấy phép xuất khẩu hay không?

Tham khảo hướng dẫn tại công văn số 1629/BCT-TCNL ngày 26/02/2016 của Bộ Công thương thì thủ tục xuất khẩu sản phẩm làm từ than căn cứ vào điều 5 Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công thương.

Căn cứ điều 5 Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công thương quy định:

“Điều 5. Thủ tục xuất khẩu than

1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

a) Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.

b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu.

2. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu gồm:

a) Đối với doanh nghiệp khai thác than: Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

b) Đối với doanh nghiệp chế biến than: Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến than và Hợp đồng mua than có nguồn gốc hợp pháp để chế biến.

c) Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than: Hợp đồng mua bán kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than ký với doanh nghiệp nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.

3. Khi làm thủ tục thông quan, nếu có cơ sở nghi vấn lô hàng than xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư này, Hải quan cửa khẩu có quyền cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn là có cơ sở thì doanh nghiệp xuất khẩu phải bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và chịu các chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu”.

Như vậy, hồ sơ xuất khẩu sản phẩm từ than đá công ty thực hiện theo quy định trên.

Đối tác “quen thuộc” của nhiều chủ đầu tư ngành than

Công ty CP Xuất nhập khẩu than – Vinacomin (viết tắt là Vinacomin) được thành lập theo quyết định số 149/2004/QĐ-BCN, ngày 01/12/2004 của Bộ Công Nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100100304; đăng ký lần đầu 25/01/2005; đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 27/7/2022; nơi cấp là Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội.

Công ty có trụ sở chính tại số 47- Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và 03 chi nhánh hạch toán phụ thuộc là chi nhánh Hồ Chí Minh, chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Quảng Ninh. Ngành nghề kinh doanh thực tế như xuất nhập khẩu, chế biến, giao nhận than, nhập khẩu vật tư thiết bị, kinh doanh văn phòng và tòa nhà cho thuê, xuất khẩu lao động...

Ngoài ra công ty có các kho hàng và hàng ký gửi tại kho của các công ty con trực thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản ở Hải Phòng, Hải Dương, Long An, Đồng Nai...

Theo Cổng thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, Công ty Vinacomin đã tham gia 337 gói thầu từ năm 2014 đến nay. Trong đó trúng 193 gói, trượt 114 gói, 20 gói chưa có kết quả. Tổng giá trị trúng thầu 2.513.784.685.282, bao gồm liên danh và độc lập.

Có thể kể đến tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin, khi tham dự tổng 59 gói thầu, trúng 25, trượt 27, chưa có kết quả 3, đã hủy 4. Với tổng giá trị trúng gồm liên danh và độc lâp là 253.825.212.556 VND.

Tiếp đến tại Công ty cổ phần than Hà Lầm-Vinacomin, Công ty Vinacomin tham dự tổng 37 gói, trong đó trúng 23 gói, trượt 14. Tổng giá trị trúng là 240.800.608.950 VND, cả liên danh và độc lập.

Tại Công ty Cổ phần Than Núi Béo-Vinacomin, Công ty Vinacomin tham dự tổng 31 gói, trong đó trúng 17 gói, trượt 10 gói, 2 gói chưa có kết quả, 2 gói bị hủy. Tổng giá trị trúng thầu bao gồm liên danh và độc lập là 560.697.745.199 VND.

Còn ở Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin, Công ty Vinacomin tham dự tổng 15 gói, trúng 11 gói, trượt 4 gói. Với tổng giá trị trúng thầu là 206.161.420.520 VND, gồm liên danh và độc lập.

Tiếp đến Công ty cổ phần than Mông Dương – Vinacomin, Công ty Vinacomin tham dự tổng 16 gói, trong đó trúng 11 gói, trượt 4 gói, 1 gói chưa có kết quả. Tổng giá trị trúng gồm liên danh và độc lập là 234.028.536.800 VND.

Tại Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam, Công ty than khe Chàm TKV, Công Vinacomin tham dự tổng 9 gói, trong đó trúng 6 gói, trượt 3 gói. Tổng giá trị trúng bao gồm liên danh và độc lập là 74.601.960.000 VND...

Mới đây (ngày 29/07/2024), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu. Đáng chú ý, Chỉ thị nêu rõ: Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên về công tác đấu thầu theo quy định.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm yêu cầu, chất lượng, nhằm phát hiện các hạn chế, thiếu sót, vi phạm để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời, tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các kết luận kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; chú trọng kiểm tra đối với những gói thầu có ít nhà thầu tham dự, giá trị tiết kiệm thấp; gói thầu quy mô lớn, phức tạp; các gói thầu đấu thầu không qua mạng; các gói thầu áp dụng chỉ định thầu hoặc các gói thầu có nhiều kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; một nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại một địa phương, một chủ đầu tư trong thời gian dài nhưng có hiệu quả kinh tế thấp.

Sử dụng hóa đơn của đơn vị bỏ kinh doanh, hóa đơn không thanh toán qua ngân hàng

Theo quyết định số 42780/KL-CTHN-TTKT3, ngày 25/07/2024 về kết luận thanh tra thuế tại Công ty Vinacomin có nêu, Công ty Vinacomin kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với một số hóa đơn mua của một nhà cung cấp trong cùng 1 ngày có tổng giá thanh toán trên 20 triệu đồng nhưng không thanh toán qua ngân hàng; kê khai khấu trừ 01 số hóa đơn không đúng kỳ; Kê khai khấu trừ hóa đơn mua HHDV của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, dẫn đến thiếu thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Đơn vị đã vi phạm quy định tại Điều 7, Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/BB-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Về hoạch toán doanh thu, chi phí được trừ thì công ty đã hạch toán vào chi phí một số khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN, hạch toán thiếu thu nhập khác... dẫn đến thiếu thuế TNDN phải nộp trong kỳ. Đơn vị vi phạm quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính...

Về việc tra soát rủi ro hóa đơn theo các gói hóa đơn, các văn bản cảnh báo rủi ro. Qua tra cứu hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh bằng phần mềm tra cứu của Cục thuế, phát hiện đơn vị sử dung hóa đơn mua HHDV của đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, thời điểm mua hàng trước thời điểm doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Tổng giá trị mua vào 8.630.323.818 đồng, thuế GTGT 841.314.142 đồng. Cụ thể, năm 2020 có 2 hóa đơn, doanh số mua hàng 105.481.818 đồng, thuế GTGT 10.548.182 đồng. Năm 2022 với 20 số hóa đơn, doanh số mua hàng 8.492.442.000 đồng, thuế GTGT 827.525.960. Năm 2023 với 5 số hóa đơn, doanh số mua hàng 32.400.000 đồng, thuế GTGT 3.240.000 đồng.

Tại thời điểm thanh tra, Cục Thuế TP Hà Nội chưa có số liệu sau thanh tra kiểm tra của các chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh và chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Do đó, đoàn ghi nhận số liệu của các chi nhánh theo số báo cáo của Công ty. Trường hợp sau ngày cơ quan Thuế ban hành kết luận thanh tra, có kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại các Chi nhánh, hoặc Công ty tự rà soát, kiểm tra phát hiện hồ sơ khai sinh tăng số thuế phải nộp: giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau; giám số thuế đã nộp thừa..., Cục Thuế TP Hà Nội yêu cầu Công ty phối hợp với các cơ quan quản lý thuế để xử lý theo quy định của pháp luật.

Về phần yêu cầu, kiến nghị và biện pháp khắc phục thì cơ quan thuế yêu cầu Công ty Vinacomin chấn chỉnh ngay những tồn tại và điều chỉnh kê khai, điều chỉnh sổ sách kế toán. Yêu cầu Công ty Vinacomin nộp đầy đủ, kịp thời số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước, số tiền 2.955.163.473 VND.

Sà lan chở than xếp hàng trên sông Mahakam ở Samarinda, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia. Ảnh: reuters.com

Ngày 10/1, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi đã kêu gọi Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than đá, cho rằng chính sách này sẽ gây bất lợi cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào loại nhiên liệu này để sản xuất điện.

Indonesia - nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới - đã đình chỉ xuất khẩu mặt hàng này vào ngày 1/1/2022 sau khi Tổng Công ty điện lực PLN công bố mức tồn kho nhiên liệu tại các nhà máy điện trong nước ở mức thấp nguy hiểm.

Trong một thông cáo báo chí, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Cusi cho biết đã đề nghị Bộ Ngoại giao gửi thư tới Bộ trưởng Năng lượng và tài nguyên khoáng sản Indonesia (EMR) Arifin Tasrif, song không nói rõ thời điểm.

Ông Cusi cũng đã đề nghị Bộ Ngoại giao thay mặt Philippines can thiệp và kêu gọi Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm thông qua cơ chế hợp tác của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Lệnh cấm trên khiến giá than ở Trung Quốc và Australia tăng vọt vào tuần trước, trong khi một lượng lớn tàu chở than cung cấp cho các khách hàng lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đang hiện diện ngoài khơi tỉnh Kalimantan, nơi có các cảng than chính của Indonesia.

Là quốc gia vốn phụ thuộc rất lớn vào than đá để sản xuất điện, Philippines chủ yếu nhập khẩu mặt hàng này từ Indonesia và phần còn lại từ Australia và Việt Nam. Theo số liệu của chính phủ, gần 70% trong tổng số 42,5 triệu tấn than tiêu thụ tại Philippines vào năm 2020 là than nhập khẩu.

Bộ Năng lượng Philippines cho biết điện than chiếm khoảng 60% tổng sản lượng điện của cả nước và vào năm 2021, trung bình mỗi tháng quốc gia này nhập khẩu 2,3 triệu tấn từ Indonesia để cung cấp cho các nhà máy điện của mình.

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện Philippines Win Gatchalian đã kêu gọi Bộ Năng lượng chuẩn bị các biện pháp dự phòng trước lệnh cấm của Indonesia, trong đó có việc tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng khác.

Tuần trước, Đại sứ quán Nhật Bản tại Jakarta cũng đã đề nghị EMR Indonesia loại bỏ than nhiệt lượng cao ra khỏi lệnh cấm xuất khẩu do loại than này không được các nhà máy điện địa phương sử dụng và cho phép 5 tàu chở đầy than khởi hành đến Nhật Bản.

Trong cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với người đồng cấp Indonesia Muhammad Lutfi hôm 7/1, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo cũng bày tỏ quan ngại về lệnh cấm xuất khẩu này, đồng thời kêu gọi Jakarta nhanh chóng nối lại các chuyến hàng.