Nổi tiếng với nền văn minh lâu đời, Hy Lạp được lựa chọn là một trong những nơi nhập cư lý tưởng mà nhiều người lựa chọn. Trong bài viết này, cùng với Casa Seguro tìm hiểu Hy Lạp thuộc châu nào và đặc điểm kinh tế, xã hội của nước này ra sao nhé.Read less

Kế Hoạch​Phát TriểnTrong Tương Lai

Die Datei kann in Ihrem Browser nicht geöffnet werden, weil JavaScript nicht aktiviert ist. Aktivieren Sie JavaScript und laden Sie die Seite noch einmal.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

GD&T� - Bên cạnh việc ủng hộ giữ ổn định phương án tuyển sinh 2021, các chuyên gia cho rằng, cần tính đến phương án thành lập trung tâm khảo thí độc lập.

Cùng tìm hiểu văn hóa và con người Hy Lạp trong bài viết này nhé:

VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HY LẠP

Những bữa tiệc lớn của đại gia đình vào buổi tối luôn là nét đẹp truyền thống ở đất nước này. “Gia đình” (“Oikos”) và “ẩm thực” được xem là hai nền tảng truyền thống trong văn hóa của Hy Lạp.

Trong một nét đẹp văn hóa đã tồn tại hàng thế kỉ qua. Mọi người sẽ tập hợp lại khi trời tối tại Nhà hát Herodes Atticus ở Athens. Để xem những màn trình diễn nghệ thuật đầy kịch tính và sôi động. Khoảng năm 160 trước Công nguyên, triết gia Hy Lạp Herodes Atticus. Đã xây dựng hội trường dốc thoải này làm quà tặng cho vợ mình.

Dân leo núi chuyên nghiệp thường gọi hòn đảo Kalymnos của Hy Lạp một cách thân thuộc là Kaly – Một báu vật của vùng biển Aegea. Địa hình có khi là những dốc thoai thoải. Có khi là những vách núi cheo leo, hùng vĩ bên bờ biến giúp Kaly. Trở thành một điểm đến thu hút dành cho giới leo núi quốc tế đến trình diễn từ giữa những năm 1990.

Ngày nay, lượng mưa cứ giảm dần, đất cũng nghèo dinh dưỡng qua từng mùa, thêm vào đó là lực lượng lao động suy giảm là những yếu tố khiến ngành nông nghiệp của Hy Lạp bị đình trệ. Chính phủ buộc phải can thiệp để vực dậy tình hình sa sút này, thông qua việc kiểm soát lưu thông mua bán nông sản, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất.

Người Hy Lạp được xem là có tính cách khá phức tạp mà theo họ đó là hậu quả của bao năm trời phải sống dưới ách thống trị của người La Mã, người Pháp, người Thổ Nhỉ Kỳ Đặc điểm nổi bật của người Hy Lạp là không trọng vật chất, đề cao giá trị gia đình, thích tìm kiếm sự lý tưởng, tuy nhiên họ cũng rất thực dụng khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến tiền bạc.

Ngôn ngữ cử chỉ và các điệu bộ, động tác là một cách truyền tải thông tin quan trọng. Tuy nhiên người ta thường cho rằng ở đây chúng cũng có ý nghĩa như nhau. Điều đó tất nhiên là không đúng. Một cử chỉ thú vị mà bất kỳ du khách nào tới thăm nhà một người Hy Lạp. Sẽ được thưởng thức là được chào đón bằng cái ôm chặt và được hôn vào hai má.

Người Hy Lạp hăng hái tranh luận với mọi sự việc. Nhưng đó là tiêu khiển giết thời gian hơn là bất đồng thực sự. Bằng chứng là sau khi đỏ mặt tía tai tranh luận một hồi thì họ dịu đi rất nhanh. Khua chân múa tay là một phần tối quan trọng trong cuộc tranh luận.

Chính thống giáo Hy Lạp được hiến pháp công nhận là tôn giáo chính thức tại Hy Lạp, song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo. Chính thống giáo Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân bố rộng khắp toàn nước Hy Lạp. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai so với tín đồ ước tính từ khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ yếu ở tỉnh Thrace. Bên cạnh đó còn có cộng đồng người Hồi giáo nhập cư vào khoảng 200.000 đến 300.000 người.

Cộng đồng Thiên chúa giáo tại Hy Lạp có số tín đồ ước tính khoảng 250.000 người. Còn đạo Nhân Chứng Giê-hô-va và đạo Tin lành đều có khoảng 30.000 tín đồ. Cộng đồng theo đạo Do Thái trước kia rất đông tại Hy Lạp nay chỉ còn 5000 người và phân bố chủ yếu ở Thessaloniki.

Chương 1: Khi nào, Ở đâu, Cái gì, Ai? Gặp gỡ người Hy Lạp cổ

Chương 2: Đối mặt nền văn minh tiền sử: người Minoan và Mycenia

Chương 3: Thắp sáng thời kỳ tăm tối của Cổ Hy Lạp

Chương 4: Cai trị do vua, nhà độc tài, và (cuối cùng) nhà dân chủ

Chương 6: Đông chống Tây: Chiến tranh với người Ba Tư

Thời Hưng Thịnh và Suy Vong của các Đế Quốc

Chương 7: Athens và công cuộc xây dựng đế chế

Chương 8: Huynh Đệ Tương Tàn: Cuộc chiến Peloponnesia

Chương 9: Lạc đường : Kết thúc thời kỳ Hy Lạp cổ điển

Chương 10: Nhanh chóng tiến lên đỉnh cao: Macedonia

Chương 11: Người bất khả chiến bại: Alexander Đại Đế

Chương 12: Điều gì xảy ra tiếp theo

Phần III: Sống như người Hy Lạp

Chương 13:  Ngoài ruộng đồng: Làm nông, chăn thả gia súc, và du lịch

Chương 15: Cuộc sống thường nhật trong thời cổ Hy Lạp

Chương 16: Kịch và đấu võ: Thưởng thức các trò tiêu khiển của Hy Lạp cổ

Chương 17: Miêu tả đàn ông, phụ nữ, và thần linh trong nghệ thuật

Chương 18: Xây dựng công trình kiến trúc Hy Lạp đẹp đẽ

Phần IV: Thần thoại, tôn giáo, và tín ngưỡng

Chương 19: Trở lại thời khởi thủy: Thần thoại và thần linh

Chương 20: Pha trộn thần thoại và lịch sử: Troy, Homer, và các anh hùng

Chương 21:  Tiến hành tôn giáo thường nhật

Chương 22: Cố lý giải mọi thứ: Triết lý Hy Lạp

Chương 23: Mười phát minh vĩ đại của Hy Lạp

Chương 24: Mười điều cần đọc thêm

Chương 25: Mười nhân vật mưu trí của cổ Hy Lạp

Chương 26: Mười điểm đỉnh cần tham quan

Vậy ai là người Hy lạp? Vậng, việc này không hiển nhiên như bạn nghĩ. Trong phần I tôi xem xét xuất xứ và xuất thân của người Hy lạp. Tiếp theo tôi xem xét cách thức dân tộc này lan tràn khắp Địa Trung Hải cho đến tận miền Tây ban nha và Thổ nhĩ kỳ ngày nay.

Và tôi cũng bàn đến Minotaur, việc tế sống người, và chiến tranh với người Ba tư . . .

Khi nào, Ở đâu, Cái gì, Ai? Gặp Gỡ người cổ Hy Lạp

Hy Lạp hiện đại rất khác với Hy Lạp của thời cổ đại. Ngày nay , Hy Lạp là một thành viên có kích thước trung bình của Liên minh châu Âu sử dụng đồng euro là đơn vị tiền tệ của mình. Ở phía đông bắc nó giáp với Macedonia và phía tây bắc giáp với Albania. Phần đông đều nghĩ về nó như một điểm du lịch nổi tiếng, và trong những tháng hè người ta từ khắp nơi trên thế giới đổ dồn về các khu nghỉ dưỡng trên bờ biển ở đại lục và trên các đảo như Crete và Rhodes.

Đối với những du khách này, các di tích của thế giới cổ đại vẫn còn được chiêm ngưỡng tại đây. Du khách có thể ngắm nhìn những đền đài phế tích và những pho tượng hư hỏng trong khi ngồi uống bia Mythos trong các quán ba và khách sạn được đặt theo tên các vị thần và anh hùng Hy Lạp. Thường thì họ dừng lại tại những thị trấn có tên gợi lại thế giới cổ đại, như Athens, Delphi, Olympia, và Corinth.

Giống như phần còn lại của Địa Trung Hải, các du khách đến Hy Lạp đều tìm những thức ăn nổi tiếng, những con người thân hữu coi trọng danh dự và giá trị của gia đình, và một lối sống thoải mái đầy quyến rũ, chậm rãi hơn so với phần còn lại của thế giới.

Điểm du lịch điền dã và đầy mê hoặc này, tuy nhiên, tương phản gay gắt với trọng tâm của quyển sách này __ Hy Lạp vào thời cổ đại. Cổ Hy Lạp là nơi xảy ra những biến cố lớn lao, những trận đánh kinh người, và những bước tiến ngoạn mục trong khoa học và kiến thức cách nay hơn 2,000 năm.

Trong chương này tôi đặt người cổ Hy Lạp trong bối cảnh lịch sử và địa lý __ trả lời những câu hỏi “Khi nào?” và “Ở đâu?”. Tôi cũng nêu ra những câu hỏi nền tảng về họ __ chính xác họ là ai, và họ từ đâu đến, và tại sao những gì họ làm vẫn còn quan trọng một cách khó tin.

Hiểu tại sao người Cổ Hy Lạp có tầm quan trọng

Hy vọng bạn đã xác định được rằng người cổ Hy Lạp đáng được tìm hiểu __ nếu không bạn đã không đọc quyển sách này.

Yêu tất cả những gì thuộc cổ Hy Lạp

Nói một cách đơn giản, người cổ Hy Lạp thật tuyệt vời. Xã hội và văn hóa của họ mê hoặc không ngừng. Nếu bạn không tin, hãy thử những chi tiết sau:

Ghi nhận công lao đóng góp của người Hy Lạp

Mọi người đều gán cho người La Mã là tác giả những tiến bộ vượt bực trong lối sống văn minh như hệ thống sưởi ấm trung tâm, các cung đường thẳng tắp, và tiếng Latin. Vâng, người La Mã cũng làm được nhiều việc thật, nhưng họ đi sau người Hy Lạp, cũng là một dân tộc đầy sáng tạo.

Người cổ Hy Lạp là tác giả của một số không ngờ những sáng tạo và phát minh: tiền, khái niệm dân chủ, viết sử, áo ngực, sự trào phúng, và ký hiệu âm nhạc là tất cả thứ mà người Hy Lạp ít nhất góp phần tạo ra chúng. Bạn có thể đọc nhiều hơn về các phát minh này và các phát minh khác trong Chương 23.

Trong khi phát minh luôn ổn và tốt, việc ấn tượng nhất mà người Hy Lạp tìm ra chính là nền văn minh. Văn minh, toàn bộ ý tưởng về việc sống quây quần cùng nhau trong những thành phố và thị trấn lớn, là một khái niệm khá mới mẻ mà người Hy Lạp đã khởi đầu ở châu Âu.

Vậy thì những người đầy mê hoặc, đầy sáng kiến, và văn minh này là ai?

‘Là người Hy Lạp’ trong thời cổ đại có nghĩa là bạn chia sẽ cùng một lối sống với quần chúng, hơn là công dân của một nước riêng lẻ. Người Hy Lạp sống khắp miền Địa Trung Hải: Tây ban nha, Bắc Phi, Sichily, nam Ý, Tiểu Á (Thổ nhĩ ký), các đảo Aegean, và dĩ nhiên vùng lãnh thổ ngày nay là Hy Lạp. Lối sống này gồm:

Cổ Hy Lạp là vùng đất rộng lớn, có nghĩa là con người, tư tưởng, và các sự kiện mà tôi đề cập đến trong sách này đến từ và xảy ra ở khắp vùng Địa Trung Hải và đôi khi vượt quá, như Hình 1-1 chỉ rõ. Nói cho cùng, có những người tự xem mình là Hy Lạp nhưng đang sống ở Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bắc Phi, Lybia, và Tiểu Á __ và dĩ nhiên trên chính đất Hy Lạp.

Vùng dân cư tập trung đông đảo nhất là vùng đất ngày nay là Hy Lạp. Đó là vùng đất bị chặn giữa biển và dãy núi non trùng điệp. Vùng này không rộng lắm, bất cứ bạn đứng chỗ nào bạn chắc chắn không cách xa bờ biển hơn 50 km. Đất đai phì nhiêu nhưng cũng nhiều đồi núi, nghĩa là không có nhiều bình nguyên rộng lớn để canh tác. Hai yếu tố này rất quan trọng khi xét đến việc tại sao có quá nhiều người Hy Lạp rời khỏi vùng đất mẹ để tạo dựng những thị trấn mới trên những đảo gần đó và ở nơi khác trong vùng Địa Trung Hải (xem Chương 7).

Hình 1-1 Hy Lạp cổ đại với các thành bang và nhóm sắc tộc

Bạn có thể chia đôi Hy Lạp tại Vịnh Corinth, một vùng biển chạy ngang giữa Hy Lạp.

Mặc dù đại lục Hy Lạp hơi nhỏ, những mảnh đất mà các sử gia xem là cổ Hy Lạp nằm rải rác khắp miền đông Địa Trung Hải. Tất cả những điểm du lịch mà du khách ngày nay thường đến nghỉ dưỡng __ xấp xỉ 1,400 đảo nhỏ __ là một phần của Hy Lạp cổ, cũng như nhiều hòn đảo còn xa hơn. Những nhóm đảo chính của cổ Hy Lạp là:

Bạn có thể đến thăm những đảo này và nhiều đảo chứa những chứng cứ khảo cổ lý thú, một số được bảo tồn kỹ lưỡng, từ những tàn tích khổng lồ của các đền thờ cổ đến các đồ tạo tác trong sinh hoạt hằng ngày. Chương 26 đề nghị một số điểm bạn có thể đến thăm khi đã đọc xong quyển sách này.

Thời kỳ lịch sử mà các sử gia xem là thời kỳ Hy Lạp cổ đại là rất dài. Nói chung, nó có niên đại từ thời khởi thủy của văn minh Minoan ở Crete khoảng 2800 BC cho đến khi vua xứ Macedonia là Perseus bị người La Mã đánh bại  năm 168 BC. Như vậy nhiều hơn 2500

năm __ tức lâu hơn  500 năm so với thời gian từ Jesus ra đời đến hiện nay.

Rõ ràng, một quyển sách tầm cỡ này không thể bao quát hết mọi chuyện xảy ra trong khoảng thời gian lâu như vậy. Hầu hết các học giả và sử gia đều nhất trí là lịch sử văn minh Hy Lạp trải qua vài chặng đường khác nhau. Trong số những chặng đường này, tôi dồn hầu hết trang sách để nói về thời kỳ giữa 900 và 300 BC. Đó là thời kỳ tôi thường nghĩ đến khi nói về cổ Hy Lạp: Homer, Chiến tranh Ba Tư, Socrates, thảm kịch Hy Lạp, điện Parthenon, và Alexander Đại Đế đều xảy ra trong thời kỳ này.

Sau đây là biên niên sử ngắn gọn của toàn bộ lịch sử cổ Hy Lạp. Dĩ nhiên, ngay cả người cổ Hy Lạp cũng không hình dung lịch sử của họ theo cách phân chia này và ý tưởng của họ về cách thức thế giới diễn biến rất khác với chúng ta, nhưng các sử gia hiện đại tổng quát nhất trí vào sự phân chia các thời đại như sau:

Thời kỳ này là thời kỳ sớm nhất trong lịch sử Hy Lạp. Trong thời kỳ  này văn minh Âu châu xuất hiện trên đảo Crete và được biết dưới tên Minoan.

Văn minh liền sau đó nẩy mẩm trên lục địa (đất liền) Hy Lạp, và các sử gia đặt tên cho thời kỳ này là Mycenaen. Khoảng 1300 BC hình như một cơn đại hồng thủy đã xảy ra ở Crete; thời kỳ Minoan kết thúc, và dân cư phân tán. Xem tất cả những sự kiện này ở Chương 2.

Thời đại Tối tăm: 1100 – 900 BC

Thời đại Tối tăm có tên này vì các sử gia biết rất ít về thời kỳ này. Hầu hết học giả mô tả đây là thời kỳ đi lại. Vào cuối Thời đại Đồ Đồng các dân cư rời đất liền tỏa đi khắp nơi, lập ra những thị trấn mới khắp vùng Địa Trung Hải. Kết quả là giao thương và ngoại giao bắt đầu rộn rịp.

Thời đại đầu Hy Lạp: 900-490 BC

Thời kỳ này kể từ khi người Hy Lạp bắt đầu trỗi dậy. Hàng trăm cộng đồng được thiết lập trong Thời đại Tối tăm đã phát triển thành các xã hội mới và được biết dưới tên các thành bang (city-state).

Những thành bang này có những hình thức hành chính khác nhau, nhưng nổi bật nhất là thị trấn Athens đã quyết định chọn hệ thống dân chủ. Đọc tiếp ở Chương 4.

Tất cả thành bang sớm đối diện với một thử thách khốc liệt, khi Đế quốc Ba Tư mở một loạt đột kích vào họ. Xem tiếp Chương 6.

Sau khi giải quyết vấn đề Ba Tư, người Athens bắt đầu tung sức mạnh của mình ra khắp nơi và chẳng bao lâu thành lập được đế quốc của riêng mình. Tiền tệ mà đế quốc phát hành là một đặc điểm văn hóa tạo nên tiếng tăm cho cổ Hy Lạp. Đọc tiếp về Athens trong

Sự thống trị của Athens đi đến kết cục khi chiến tranh Peloponnesus do người Sparta phát động (xem Chương 8). Sau khi thất trận, ảnh hưởng của Athens suy thoái và một loạt các cuộc tranh cãi giữa các thành bang bùng nổ mà thắng thua không rõ ràng. Cho đến khi . . .

. . . người Macedonia bước vào sân khấu. Dưới triều Vua Philip II, người Macedonia thống trị toàn bộ Hy Lạp bằng đường lối ngoại giao lẫn chiến tranh. Con trai của Philip là Alexander sau đó đi xa hơn khi xâm lăng Ba Tư, chiếm quyền đô hộ đế quốc Ba Tư, và sau đó vươn xa tận Ấn độ để khám phá và chinh phạt. Đọc tiếp ở chương 11.

Sau khi Alexander Đại Đế  mất mà không để lại người thừa kế bản lĩnh, đế quốc của ông sụp đổ thành các lãnh địa tranh chấp nhau do các tướng lãnh của ông cai trị. Cuối cùng, người La Mã tiến vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai BC, và thời đại Hy Lạp đến hồi kết cục.

Ngôn ngữ mà các sử gia và học giả gọi là tiếng cổ Hy Lạp xuất hiện khoảng 1100 BC và đầu tiên xuất hiện dưới hình thức chữ viết khoảng 750 BC.

Là dân tộc yêu chữ nghĩa, người cổ Hy Lạp sử dụng ba hình thức ngôn ngữ khác nhau:

Nếu bạn nói tiếng cổ Hy Lạp, tất cả những người sống trong vùng Địa Trung Hải có thể hiểu bạn. Một phần lý do là vào một thời điểm khoảng 750 BC người Hy Lạp bắt đầu sử dụng chữ viết để ghi chép những thương lượng và hợp đồng làm ăn. Họ tìm ra một phương pháp sử dụng ký hiệu đại diện cho âm ngữ. Kết quả là bảng chữ cái cổ Hy Lạp ra đời.

Bảng này gồm 24 ký tự biểu thị các chữ cái như trong Hình 1-2.

Chạm Trán nền Văn Minh Tiền Sử: Người Minoan và Mycenae

Vào thời buổi bây giờ bạn có thể dễ dàng tìm ra điều gì xảy ra trong quá khứ. TV, mạng internet, và sách vở như quyển này có thể ngay lập tức cung cấp cho bạn những niên đại và sự kiện dễ như trở bàn tay.

Người cổ Hy Lạp không có được khả năng đó. Những người sống trong thiên niên kỷ thứ nhất BC không hiểu gì lắm về những gì tồn tại trước họ, vì thế họ lấp đầy những lỗ hổng kiến thức về quá khứ của mình bằng những thần thoại, huyền thoại giải thích bằng cách nào thị trấn hoặc thành phố của họ thành hình. (Xem Phần IV để biết thêm về thần thoại Hy Lạp cổ.)

Thật ra, chỉ mới cách đây 100 năm, các nhà nghiên cứu vẫn mù mờ về những gì xảy ra trước thời cổ Hy Lạp. Các sử gia trông cậy vào thần thoại, thi ca, chuyện kể, và một số tài liệu lịch sử cổ đề cập đến một nền văn minh tiền-Hy Lạp rất phát triển có nền tảng ở đảo Crete, đảo lớn nhất trong số 1,400 đảo nằm ngoài khơi lục địa Hy Lạp.

Chương này bàn về nền văn minh có sớm này _ nền văn minh Minoan __ cũng như nền văn minh Mycenae tiếp theo sau. Hai nền văn minh bất thường và thành tựu rực rỡ này bắt đầu một chuỗi biến cố và cuối cùng kết quả là nền văn minh cổ Hy Lạp.

Bắt Đầu từ Khởi Thủy: Văn Minh Minoan

Vào đầu thế kỷ 20, các cuộc khai quật  khảo cổ trên đảo Crete do một người Anh Sir Arthur Evans cầm đầu phát hiện sự tồn tại của một nền văn minh phong phú và phức tạp đã xây dựng những cung điện bề thế. Evans đặt tên những người này là Minoan, dựa theo huyền thoại về Vua Minos. Sự phát hiện văn hóa Minoan cuối cùng cung cấp lời giải về nguồn gốc của cổ Hy Lạp.

Cái mà các sử gia và nhà nghiên cứu gọi là văn hóa Minoan hưng thịnh từ khoảng 2200 đến khoảng 1450 BC trên đảo Crete. Người Minoan không phải Hy Lạp, nhưng nền văn hóa nảy sinh từ nền văn minh của họ đã có ảnh hưởng lớn với dân cư sống trên Hy Lạp lục địa mà cuối cùng trở thành người cổ Hy Lạp.

Các phát hiện khảo cổ trên Crete cho thấy đã có dân cư sống trên đảo từ 7000 BC. Đâu đó vào khoảng 2600 BC hình như xảy ra một sự đổ vỡ và dịch chuyển lớn lao. Tại thời điểm này Crete trở thành một trung tâm văn minh quan trọng. Các sử gia gọi thời kỳ này (khoảng 3000 đến 1200 BC) là Thời đại Đồng Thiếc vì đồng thiếc (một hợp kim đồng và thiếc) là kim loại thông dụng nhất lúc đó.

Khổ thay, kiến thức về Minoan có giới hạn vì họ không dùng chữ viết theo cách người Hy Lạp sau này. Hình như chữ viết khởi thủy của người đảo Crete là những hình tượng __ giống như chữ tượng hình của người Ai Cập __ và sau đó phát triển thành những hình dạng dễ nhận ra hơn. Khoảng 3,000 bản khắc Minoan đã được phát hiện. Nhưng những bản này hầu hết là những bảng liệt kê hàng hóa và tài nguyên, nên chúng rất khó dịch và không cho ta biết gì nhiều về xã hội Minoan.

Vì không có tài liệu hay văn bản Minoan nào tồn tại, các sử gia phải dùng kết quả khảo cổ để giải thích và đánh giá nền văn minh Minoan. Do đó, văn hóa Minoan được xem là tiền sử, chứ không phải là lịch sử.

Các nhà nghiên cứu biết rằng ở đỉnh cao quyền lực Minoan (1850 BC) đảo Crete được phân chia thành sáu vùng chính trị khác nhau, như Hình 2-1 chỉ rõ. Các phức hợp cung điện khác có mặt trên đảo, nhưng sáu vùng này hình như có ảnh hưởng nhiều nhất do mức độ giàu có và hưng thịnh của chúng.

Các phế tích của những phức hợp cung điện lớn, được phát hiện trong hàng trăm năm qua, kể cho các nhà nghiên cứu biết rằng Crete là một xã hội có tổ chức chính trị. Sự hiện diện của cung điện ám chỉ một xã hội do nền quân chủ cai trị, và các thị trấn và thành phố trên lục địa Hy Lạp chịu ảnh hưởng sâu rộng đến sự sắp xếp này. Về sau, các thành phố Hy Lạp cũng đi theo cách tổ chức quanh một phức hợp cung điện như vầy (xem hình dưới).

Trong tất cả các phức hợp cung điện, phức hợp lớn nhất được xây dựng ở Knossos phía bắc đảo (một khu vực rộng 5 mẩu với một tòa nhà chính có diện tích hơn ba mẩu). Knossos là một trong những điểm ấn tượng nhất mà du khách còn có thể chiêm ngưỡng hôm nay.

Knossos không chỉ là một cung điện, nó cũng là tòa nhà chính quyền, một thành trì chống xâm lăng, và một nơi để trữ hàng hóa và vật dụng. Tòa nhà chính chứa khoảng 19 phòng, đa số các phòng đều sử dụng để lưu trữ.

Của cải là chất lượng chủ yếu cho các nhà cai trị trong các xã hội cổ (từ đó mới có Knossos bề thế đầy ấn tượng). Thời xưa không có tài khoản ngân hàng, vì thế dân chúng phô trương sự giàu có của mình bằng kích cỡ và chất lượng của hàng hóa trong nhà. Người    Minoan không có xe đua hoặc máy hát âm thanh nổi để tiêu tiền, vì thế họ tiêu tiền trên rượu, dầu ô liu, len và thóc. Mặc dù những sản vật này bình thường nhưng chúng là thiết yếu cho sự sinh tồn, và sở hữu chúng với số lượng lớn là điều rất ấn tượng. Môt lý do khác cho sự tích lũy hàng hóa là vì người Minoan làm ra tiền từ việc buôn bán.

Người Minoan là những nhà thương mại nghiêm túc. Nền kinh tế của họ dựa vào việc mua đi bán lại. Hãy nhìn vào vị trí của Crete trên bản đồ. Nằm ở phía đông nam của Địa Trung Hải có nghĩa là nền văn minh được tọa lạc một cách lý tưởng để thực hiện nhiều cuộc giao thương.

Người Minoan chủ yếu buôn bán thiếc. Họ không có mỏ thiếc nhưng nhập khẩu nó, chế biến nó, rồi bán lại những sản phẩm. Bằng cách kết hợp thiếc với đồng từ Cyprus gần đó, họ có thể tạo ra đồng thiếc. Đồng thiếc được sử dụng rộng rãi trong thời đại Minoan, nhất là vũ khí và công cụ. Đồng thiếc cũng có nhu cầu lớn khắp miền Địa Trung Hải. Nó có vị thế quan trọng như dầu khí ngày nay.

Nhưng thiếc không chỉ là sản phẩm duy nhất mà người Minoan buôn bán. Những sản phẩm Minoan thông dụng khác bao gồm:

Khi Crete trở thành nhà cung cấp hàng đầu nhiều nhu yếu phẩm và hàng hóa xa xỉ, đảo cũng phát triển một số căn cứ hùng mạnh trên đất đai của những thân chủ ở những đảo Aegean gần đó. Các sử gia không biết chính xác cách thức hoạt động của mối liên hệ giữa Crete và những khu vực chung quanh, nhưng sự gắn kết phải là sự pha trộn giữa sự lệ thuộc và sự thuộc địa hóa.  Khi người Athens xây dựng một đế chế hùng mạnh hơn 1,000 năm sau đó, các sử gia hiện đại so sánh nó với Minoan. Chắc hẳn, một số đảo lân cận trở thành những tiền trạm giao thương, nhờ đó người Minoan có thể mang hàng hóa trên đảo Cretes vươn xa hơn khắp miền Địa Trung Hải.

Tìm cách gặp gỡ người Minoan bí ẩn

Tất cả của cải và ảnh hưởng của mình có lẽ đã mang đến cho giới quý tộc Minoan một tiêu chuẩn sống cao cấp, nhưng khó mà chắc chắn về điều đó. Ngoài những di vật ngoạn mục còn sót lại từ những phức hợp kiến trúc, các sử gia biết rất ít về cuộc sống của dân tộc bí ẩn này.

Một số hình minh họa còn sót lại trên những mảnh đồ gốm cho thấy người ta ăn vận quần áo chứ không mặc váy hay khố. Dưới thời tiết nóng bức và lối sống năng động kiểu y phục đó có hình dáng thông thường như ở các nơi khác vào thời điểm đó, như Cổ Ai Cập.

Y phục của phụ nữ thì hơi khác lạ hơn. Người Minoan hình như đã chế tạo ra áo ngực. Các phụ nữ trong tranh mặc một loại thắt lưng vòng sau lưng và nâng đỡ bộ ngực trong khi vẫn phơi trần chúng. Loại y phục rất kỳ lạ này chắc hẳn không truyền lại cho người Hy Lạp, vốn rất dè dặt và kiểm soát gắt gao y phục và vẻ bề ngoài của phụ nữ (xem Chương 15).

Lãnh vực trong đó các sử gia có ít nhiều thông tin là tôn giáo. Người Minoan thường miêu tả thần linh của họ qua các biểu tượng động vật, theo những phong cách tương tự như được trang trí trên bình gốm.

Người Minoan tôn thờ nữ thần tượng trưng cho những lãnh vực khác nhau của đời sống __ thần mẫu gắn liền với sự màu mỡ và những thần khác biểu tượng sự bảo hộ thành phố, muông thú, mùa màng, và gia đạo.

Bò cũng là một biểu tượng quan trọng trong tôn giáo Minoan, tượng trưng cho một nam thần gắn kết với mặt trời. Thật ra, một số tranh Minoan cho thấy các thanh niên (đôi khi có phụ nữ) tham gia trong các trò nhảy bò. Sự thi thố sức mạnh và kỹ năng này đòi hỏi người biểu diễn nhảy qua lưng các bò mộng trưởng thành đã tháo dây buộc.

Dĩ nhiên, nói về việc hiến tế bò và người dẫn đến câu chuyện nổi tiếng nhất gắn liền với người Minoan: Theseus và Minotaur. Câu chuyện này chắc hẳn là một ví dụ có rất sớm về cách thức người Hy Lạp dùng thần thoại để giải thích các lỗ hổng trong kiến thức về lịch sử của mình.

Theo chuyện kể, Theseus là vị anh hùng kiệt xuất của thành Athens. Mẹ chàng Aethera nuôi nấng chàng trong thành phố Troezen. Khi trở thành một thanh niên, chàng bỏ nhà để đến đòi lại quyền thừa kế với tư cách là con trai của Aegeus, vua xứ Athens, và sau nhiều

chuyến phiêu lưu chàng thành công khi đòi lại quyền thừa kế ngai vàng Athens.

Lúc này, Minos, vua đảo Crete, yêu sách Athens lễ vật triều cống hàng năm rất dã man: bảy chàng trai và bảy cô gái phải được mang đến Crete làm mồi ngon cho quái thú Minotaur đang sống lẩn khuất trong một mê cung bên dưới cung điện của Minos. Minotaur là con trai ngoại hôn, nửa người, nửa bò của bà vợ nhà vua Minos, tên là Pasaphae. Quái thú này ăn thịt người.

Vào năm thứ ba của lễ triều cống, Theseus tình nguyện đi theo làm một thành viên để tìm cách giết chết Minotaur và kết thúc việc triều cống. Được con gái Minos, Adriadne, giúp đỡ bày cách trao cho Theseus cuộn chỉ len trước khi lần bước vào mê cung, tìm và giết được Minotaur, sau đó lần theo cuộn chỉ len tìm đường ra khỏi mê cung và tẩu thoát với nàng.

Câu chuyện của Theseus có nhiều tầng lớp __ tôi sẽ viết thêm nhiều về nó trong Chương 4. Nhưng hiện giờ, hãy xem chuyện này kể cho ta biết nhiều bao nhiêu những gì người Hy Lạp sau này hiểu về người Minoan. Câu chuyện bao gồm nhiều yếu tố tôi đã nói trong mục này: vùng đất thuộc địa ở ngoại bang, sự thờ cúng bò, phức hợp cung điện rộng lớn, sự hiến tế người, và lũ bò.

Bạn có thể dễ dàng nhìn ra cách thức người Hy Lạp sau này lắp ráp một số yếu tố của văn minh Minoan và dựng lên một câu chuyện lớn giải thích sự thống trị trước đây của người Minoan đối với những vùng đất chung quanh. Bạn hầu như có thể gọi cách tiếp cận này là huyền sử.

Câu chuyện về Theseus cho thấy cách thức thần thoại hoạt động __ một đề mục tôi sẽ đề cập trong Chương 19. Nhưng thần thoại đặc biệt thích hợp tại thời điểm này vì sự kết thúc của nền văn minh Minoan chắc hẳn có liên quan đến sự can thiệp của Hy Lạp lục địa.

Tại một thời điểm nào đó khoảng 1450 BC, hầu hết những dinh cơ lớn trên Crete đều đổ sụp thành gạch vụn. Với một nền văn minh rực rỡ như thế, tại sao nó kết thúc đột ngột như vậy?

Cách lý giải thông thường nhất là động đất, có thể tiếp theo là một vụ phun trào núi lửa trên đảo Thera (ngày nay là Santorini), khoảng 150 năm sau đó. Nhiều người đã nỗ lực gán biến cố này với huyền thoại về thành phố mất tích Atlantis. Nếu giả thuyết núi lửa là đúng, nó giải thích được tại sao quá nhiều dinh cơ bị tàn phá cùng một lúc nhưng niên đại thì lại không trùng khớp.

Tuy nhiên, một số người biện bác rằng sự can thiệp của con người có thể có liên quan. Một lý do cho lý giải này là Knossos, dinh cơ bề thế nhất của đảo, xem ra sống sót thêm 50 năm nữa, có lẽ chỉ ra rằng một cuộc chiến do Knossos phát động đã dẫn đến cuộc tàn phá

quy mô lớn những dinh cơ khác nửa thế kỷ trước đó.

Dù với lý do gì, vào năm 1400 BC chính Knossos cũng bị phá hủy và quyền thống trị và nền văn minh Minoan đã cáo chung. Các chứng cứ khảo cổ gợi ý Knossos bị phá hủy do bàn tay con người. Nếu đúng là như thế, chỉ có một ứng viên chắc chắn nhất: người Mycenae, một quyền lực thống trị mới trong miền đông Địa Trung Hải.

Vai Chính Mới của Tấn Tuồng Lịch Sử: Người Mycenae

Văn minh Mycenae tỏa sáng giữa 1600 BC và sự sụp đổ của văn minh Đồ Đồng, khoảng 1100 BC. Về sau, người Hy Lạp xem người Mycenae là một dân tộc hiếu chiến luôn chinh phục và bành trướng.

Văn minh Mycenae xuất phát từ Hy Lạp đại lục. Như Hình 2-2 chỉ rõ, trung tâm chính của nó là các thành phố của Mycenae, Tiryns, Pylos, Athens, và Thebes.

Các sử gia đã nỗ lực để nhận diện nguồn gốc nền văn minh Mycenae. Phần lớn các nhà nghiên cứu đã đồng ý là người Mycenae chắc hẳn có nguồn gốc từ Crete. Khi văn minh Minoan bắt đầu lan rộng ra ngoài khoảng 1700 BC, một số di dân sống định cư tại trung Hy Lạp. Trong vòng một thế kỷ gì đó, những di dân này đã thiết lập một xã hội mới rất khác với các tổ tiên Minoan của mình.

Minoan / Mycenae: Thương mại chống với chinh phục

Văn minh Minoan chủ yếu dựa vào thương mại. Mặc dù có thể họ đã từng tham gia chiến đấu, nhưng đế quốc họ xây dựng là trên nền tảng buôn bán và trao đổi.

Còn người Mycenae thì không thế. Văn minh của họ  được thống trị bởi một chiến binh cự phách đã leo lên đỉnh cao quyền lực bằng sự chinh phục. Muốn trở thành một nhân vật lãnh đạo phải là một chiến binh vĩ đại đã chinh phục và càn quét các thị trấn. Một ví dụ là việc chinh phục Crete khoảng 1400 BC. Dù Mycenae có trách nhiệm trong việc tàn phá dinh cơ Knossos hay không, họ chắc chắn lợi dụng sự sụp đổ của nó và nắm quyền kiểm soát Crete như một món đồ trang trí cho đế quốc rộng lớn của mình.

Một hiệu quả trong việc chinh phục của Mycenae là ký tự họ sử dụng sau này trở thành dạng cổ nhất của chữ Hy Lạp cổ đại.

Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của văn minh Mycenae là việc chinh phục thành phố Troy giàu có và rộng lớn nằm trên bờ biển tây bắc của Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ). Các sự kiện truyền thuyết xảy ra quanh cuộc chinh phục này được biết dưới tên Cuộc Chiến Thành Troy (Xem Chương 21.)

Dĩ nhiên, văn minh Mycenae không chỉ có chiến tranh và chinh phục, như các mục sau đây sẽ khám phá. Khi xem xét vào Mycenae, bạn đang bàn về tiền sử __ không có ghi chép nào tồn tại. Các sử gia phải trông cậy vào khảo cổ học cho hầu hết các kiến thức của họ về nền văn minh này.

Mycenae an táng các quý tộc và chiến binh của họ trong các lăng mộ hình tổ ong. Các di vật trong các lăng mộ to rộng này tạo cơ hội cho các nhà khảo cổ hiện đại  đi đến các kết luận về người Mycenae.

Các quý tộc thường được chôn cất với nhiều đồ tùy táng, những món sở hữu giá trị cho biết thông tin về người quá cố. Các vật dụng điển hình bao gồm đồ trang sức, áo giáp, mặt nạ vàng, và vũ khí.

Các sử gia hiểu rất ít về cách thờ cúng của người Mycenae. Người Mycenae hiển nhiên thờ một số vị thần giống như người Hy Lạp sau này, như thần Poseidon. Tuy nhiên, họ chắc hẳn không thờ cúng theo cùng một cách thức. Chắc chắn không có chứng cứ nào tồn tại về loại đền thờ nổi lên trong những thời kỳ sau này.

Cách thức mà người Mycenae tổ chức xã hội của mình có ảnh hưởng đến các thành phố và văn hóa Hy Lạp trong hàng thế kỷ sau đó.

Văn minh Hy Lạp được chia thành vài trung tâm khác nhau. Đại văn hào Homer (mô tả trong Chương 20), người ra đời khoảng 500 năm sau đó, cho rằng những trung tâm này đặt căn cứ tại những thành phố chính, bao gồm Hy Lạp, Pylos, và Sparta. Người Mycenae không có một dòng họ cai trị; thế giới của họ chắc hẳn được thống trị từng thời gian bởi bất kỳ vị vua nào hùng mạnh nhất.

Chứng cứ cho thấy xã hội Mycenae có một mức độ phát triển về các vai trò xã hội và lao động cao hơn người Minoan. Nghề nông vẫn còn là một ngành nghề chủ yếu đối với đa số người dân, nhưng bên trong và bên ngoài cung điện một số người Mycenae làm những công việc như thư lại, quản lý, hoặc thợ thủ công như làm gốm, đúc rèn, theo yêu cầu của nhà vua.

Thú vị hơn, người Mycenae phát triển ngành mà ngày nay được gọi là kỹ nghệ. Một trong những kỹ nghệ phồn thịnh nhất là luyện kim, đặc biệt là sản xuất đồng thiếc, một nhu cẩu cấp thiết cho một dân tộc chiến binh như người Mycenae. Một sổ bản khắc còn sống sót cho thấy một tỷ lệ có ý nghĩa dân số tham gia vào ngành luyện kim trong thị trấn Pylos, và các sử gia giả định rằng các thị trấn khác cũng có những phân bổ tương tự.

Người Mycenae cũng tham gia đông đảo vào ngành dệt vải. Chứng cứ cho thấy họ sản xuất đến 15 loại vải khác nhau, phần lớn từ len và sợi lanh. Những ngành kỹ nghệ khác bao gồm chạm trổ, điêu khắc đá, và làm dầu thơm.

Một số lượng lớn sản phẩm làm ra người Mycenae dùng để xuất khẩu. Chẳng hạn, những  bình sứ Mycenae đã được khai quật ở Ai Cập, Sicily, Tây Âu, và xa tận Trung Âu và Anh đảo.

Sau khi nền văn minh Minoan sụp đổ với sự thất thủ của Knossos, người Mycenae nghiễm nhiên trở thành đối thủ đáng gờm trong vùng tây Địa Trung Hải.  Họ chiếm đoạt  những cứ điểm của người Minoan, chẳng hạn, thị trấn Miletus và đảo Samos, từng là thuộc địa của người Minoan.

Nhưng Mycenae không dừng ở việc giao thương hay xâm chiếm các láng giềng phía tây của mình. Họ dòm ngó nhiều hơn người Minoan vào vùng đông Địa Trung Hải __ không chỉ buôn bán với những vùng này mà còn lập những tiền đồn và khu thuộc địa. Các cứ điểm được dựng lên trên vài đảo như Rhodes và Cos, tại đó các nhà buôn dừng lại và tìm hiểu nhu cầu thị trường bản địa cho các kỹ nghệ ở Pylos, Argos và những nơi khác để định hướng sản xuất. Đảo Cyprus và các cảng biển trong vùng Syria ngày nay là những trung tâm giao dịch đặc biệt nhộn nhịp, nhưng người Mycenae cũng giao thương với những cảng biển của vùng Tiểu Á.

Cuối cùng thì người Mycenae có mặt khắp mọi nơi, bao gồm:

Không có ghi chép nào nói về các trận đánh giữa người Hittite và Mycenae, nhưng sau một vài năm giao tiếp với nhau, vào 1300 BC văn minh Hittite sụp đổ. Các sử gia không hiểu tại sao, nhưng một số nhà khảo cổ nghĩ rằng người Hittite đã trải qua một cuộc nội chiến hủy diệt.

Với Minoan bị tàn phá, Đế quốc Hittite tương tàn, Troy bị chinh phục, và không có mối đe dọa thực sự nào đến từ ai khác ở Hy Lạp, Mycenae đáng lẽ có cơ hội thống trị toàn bộ Địa Trung Hải trong nhiều thời đại. Họ có một tiềm lực quân sự nổi trội và một nền kinh tế tự cường, với mạng lưới giao thương rộng khắp Địa Trung Hải và xa hơn nữa . . . nhưng rồi có một biến cố nào đó đã xảy ra. Các sử gia không chắc lắm về những gì đã xảy ra vì lúc đó đang là Thời đại Tối Tăm.

Rọi Ánh Sáng vào Thời Đại Tối Tăm của Cổ Hy Lạp

Vào khoảng 1200 BC toàn vùng đông Địa Trung Hải đều xảy ra rối loạn. Ở phía đông văn minh Hittite đã sụp đổ và một số lớn dân cư chạy đến Syria, Palestine, và mãi tận Ai Cập. Cũng vào lúc ấy thế giới Mycenae rơi rụng. Sau chiến thắng lẫm liệt thành Troy, có sự kiện tàn khốc  nào đó đang xảy ra ở quê nhà. Tất cả thành phố trung tâm của Mycenae đồng loạt bị tấn công và bị hủy diệt. Mycenae và Pylos bị thiêu trụi và không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Và khoảng 50 năm sau một chuỗi đột kích thứ hai kết liễu các thành phố còn lại.

Một số lượng lớn kiến thức và kỹ thuật mà người Mycenae phát triển trong 500 năm qua đã biến mất. Các thành phố lớn bị bỏ hoang và là chứng tích vĩnh viễn tưởng nhớ đến những người Mycenae đã chết, với một số lớn người quyết định ra đi và định cư tại những vùng khác nhau trong Địa Trung Hải.

Phải mất 300 năm thế giới Hy Lạp mới hồi phục và hồi phục mạnh mẽ. Mặc dù văn hóa Mycenae đã mất, không bao giờ trở lại, một nhóm người Hy Lạp mới phát triển, với những thành phố, vương quốc mới, và __ khoảng 750 BC __ một hình thức chữ viết mới mà các học giả nhận ra ngay là tiếng Hy Lạp cổ.

Vì thế mặc dù các sử gia xem thời kỳ từ 1100 đến 750 BC là Thời đại Tối tăm của Hy Lạp cổ, ánh sáng cũng le lói ở cuối đường hầm. Những biến động mà người Hy Lạp kinh qua trong Thời đại Tối tăm của họ là tiêu điểm của chương này.

Từ ‘Thời đại Tối tăm’ thực sự dễ gây hiểu lầm. Nó không có nghĩa là thời đại này không có gì xảy ra. Nó chỉ có nghĩa là các sử gia không chắc chắn chính xác điều gì đã xảy ra và ai đi đến đâu. Thời đại Tối tăm có nghĩa là thiếu thông tin chứ không phải thiếu sự đổi mới.

Sống Sót qua cuộc Xâm Lược của Doria

Thế thì sức mạnh hủy diệt nào đã đè bẹp Mycenae hùng cường vào 1200 BC? Vâng, theo chính người Hy Lạp, thủ phạm là người Doria.

Các sử gia Hy Lạp sau này mô tả sự hủy diệt người Mycenae và đốt rụi các thành phố của họ là thủ đoạn của một quân đội hùng mạnh đến từ phương bắc đã tràn xuống qua dảy núi Peloponesia và xâm lược nam Hy Lạp.

Người Hy Lạp lấp đầy những khoảng trống trong kiến thức của họ bằng chuyện kể và thần thoại. Người Doria có thể là một ví dụ về tiến trình này.

Theo người Hy Lạp, người Doria là dân tộc đến từ phía bắc và đánh tan người Mycenae. Nhiều người Hy Lạp tin rằng dân Doria là hậu duệ của một tộc người gọi là Heraclid. Người Heraclid được tin là hậu duệ của đại anh hùng Hy Lạp Heracles (hay Hercules gọi theo La Mã) từng sống ở miền nam Hy Lạp dưới thời cai trị của người Mycenae nhưng đã bị lưu đày biệt xứ. Người Heraclid cuối cùng tụ họp lại, và dưới sự dẫn dắt của vua Hyllus, đã trút cơn cuồng nộ lên những ông chủ trước đây của họ.

Sử gia Hy Lạp nổi tiếng Thucydides, sống 500 năm sau khi văn minh Mycenae cáo chung, không nghi ngờ gì về biến cố xảy ra:

Tám mươi năm sau thành Troy người Doria và các con cháu của Herakles đã làm chủ vùng Peloponnesia. Trải qua bao khó khăn và nhiều năm tháng cuối cùng hòa bình mới trở lại.

Nhiều phiên bản khác nhau của câu chuyện này tồn tại đây đó, và tất cả đều ghi nhận đến cuộc xâm lăng vào Hy Lạp bởi một đạo quân hùng mạnh từ phương bắc hoặc tây bắc.

Chính xác ai là dân Doria vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, điều quan trọng là vào khoảng 1100 BC mọi sự đã biến đổi. Người Mycenae đã mất dạng, nhiều người đã bôn tẩu khỏi quê nhà đến nơi khác sinh sống, và bản đồ vùng miền đổi khác nhiều.

Di Cư trong Thời Đại Mới (Tối Tăm)

Sự di chuyển của số đông từ Hy Lạp lục địa trong Thời đại Tối tăm tạo ra một hệ quả to lớn đến phần còn lại của Địa Trung Hải. Tưởng tượng nếu ngày nay toàn bộ cư dân sống trong thành phố như Luân đôn thình lình bỏ đi và tìm đến nơi khác ở Anh sinh sống. Hệ quả cho cuộc sống những dân cư trên khắp Anh quốc sẽ rất lớn lao. Hiển nhiên sự khác biệt to lớn tồn tại giữa đời sống xưa và nay, nhưng có những yếu tố vẫn không thay đổi: Người Hy Lạp cần nước, thực phẩm, nơi cư trú, và đủ đất đai để họ và gia đình họ mưu sinh.

Không có gì ngạc nhiên khi người Hy Lạp đi khắp nơi để tìm kiếm miền đất mới. Một số đi về phía đông đến Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và còn xa hơn nữa; số khác đi về phía tây đến Ý, Sicily, và, vào khoảng thế kỷ thứ bảy BC, đến Bắc Phi. Những cuộc đại di cư này trong Thời đại Tối tăm là một trong những lý do tại sao lịch sử của cổ Hy Lạp quá bị phân mảnh như vậy.

Như đã nói trong Chương 1, là người Hy Lạp trong thời điểm này là một tính cách hơn là một quốc tịch. Vâng, sự di cư trong Thời đại Tối tăm đóng góp một cách có ý nghĩa cho trải nghiệm này.

Một số lớn dân cư rời Hy Lạp lục địa hướng về đông băng qua Địa Trung Hải đến miền Tiểu Á. Thần thoại/lịch sử Hy Lạp truyền thống cho rằng những dân cư này chạy đến thành phố Athens và sau đó đến một vùng đất có tên Bờ biển Ionia, thiết lập cội nguồn của cổ Hy Lạp sau một ít năm. Lời giải thích chính thức của các sự kiện này cho rằng sự chuyển dịch dân cư này là một sự kiện đơn độc có tính thuộc địa hóa, với một nhóm người di cư từ quê hương họ để xây dựng một quê hương mới.

Như thường lệ, sự thật thì hơi khác một chút. Sự di chuyển từ Hy Lạp đại lục đến bờ biển Tiểu Á là hình thức di cư chứ không phải là thuộc địa hóa. Quá trình này trải qua một số năm chứ không phải chỉ một chuyến đi đông đảo, vì không có đội thuyền nào đủ sức đảm nhiệm một công việc vận chuyển khổng lồ như vậy. Hơn nữa, lý lẽ mà Athens đưa ra chỉ là tuyên truyền. Nhiều năm sau, khi Athens xây dựng đế chế của họ từ nhiều thị trấn Hy Lạp này, loan truyền rằng những cư dân ở đó ngày xưa đã đến từ Athens cho nên bây giờ Athens phải cưỡng bách họ trở về nguyên quán tham gia cùng đế quốc và đóng góp công lao cho tổ quốc!

Mặc dù nhiều vùng của Ionia không có dân cư khi người Hy Lạp di cư đến, nhưng những vùng ở bắc và nam thì không thế. Những vùng này có người Aeolis và Doria cư trú được một thời gian.

Sử gia Hy Lạp Strabo mô tả người Caria là barbaroi, từ đó có từ barbarian (người man rợ). Từ barbaroi do Strabo đặt ra là vì khi người Caria cố tập nói tiếng Hy Lạp, cách phát âm của họ nghe như có những âm ‘ba, ba, ba’ phát ra! Người Hy Lạp dùng từ này để mô tả bất cứ ai không nói tiếng Hy Lạp.

Lãnh thổ Ionia mới được tạo thành bởi 12 thành phố chính. Hai thành phố nằm trên đảo Chios và Samos còn những thành phố khác, như Ephesus và Smyrna thì trên lục địa (đất liền).

Ở lục địa, những người mới định cư xây dựng những khu định cư trên các bán đảo sát đất liền. Những vùng này được nối với đất liền bằng những con đường đắp cao.

Trước đây, những thị trấn này không có gì đáng kể __ nhưng về sau chúng càng trở nên vô cùng quan trọng. Liên tục can dự vào các cuộc chiến giữa Hy Lạp và Ba Tư, họ cuối cùng được sử dụng như một cái cớ cho Alexander Đại Đế xâm chiếm Ba Tư. (Xem Chương 11.)

Sau khi mới thành lập, những thành phố này không có vai trò gì khác hơn là những địa điểm buôn bán càng lúc càng phổ biến. Tuy nhiên, do giao thương mà họ có dịp tiếp xúc với một nền văn hóa có tác động lớn đến người Hy Lạp cổ __ văn hóa Phoenicia.

Người Mycenae từng là những tay buôn bán mạo hiểm và các ông vua của họ đã tiêu một số của cải để sắm những đồ xa xỉ nhập từ phương đông, đặc biệt từ Syria và Ai Cập. Kiến thức có được từ những chuyến đi buôn trong vùng đông Địa Trung Hải được lan truyền khắp lục địa Hy Lạp và nhờ đó giúp thúc đẩy những chuyến di cư theo sau sự sụp đổ của nền văn minh Mycenae.

Những thương gia lớn chuyên bán đồ xa xỉ từ phương đông là những người Phoenicia. Người Phoenicia xuất thân từ miền đông, có thể xa tận Vịnh Ba Tư, và họ sinh cơ lập nghiệp tại thành phố Tyre trên bờ biển Syria, trong một vùng hiện nay là Lebanon. Từ đây họ thành lập sau đó các thuộc địa đến tận Cadiz ở Tây Ban Nha và nổi tiếng nhất là Carthage ở Bắc Phi.

Trong khi cuộc đại di cư về phía đông tiếp diễn, nhiều sự kiện tiếp tục xảy ra trên lục địa Hy Lạp. Ngành khảo cổ chỉ ra rằng thế kỷ thứ 9 và 10 BC (900-700 BC) là thời kỳ cực kỳ khó khăn trên lục địa Hy Lạp. Sau khi nền văn minh Mycenae bị hủy diệt, phần lớn kỹ nghệ và hạ tầng cơ sở định hình đã biến mất. Xã hội giờ chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp, và số nơi có người ở đã giảm một cách có ý nghĩa.

Các triều đại Mycenae trước phụ thuộc vào của cải, vì thế khi vương quyền không còn, xã hội cũng biến đổi. Nền văn hóa cung đình cũ của người Mycenae biến mất, kết quả là các giai tần xã hội bị san bằng. Trong mỗi cộng đồng, quyền lực được chia sẻ cho một nhóm người có thế lực hơn là cho một cá nhân duy nhất. (Xem thêm Chương 4.)

Hệ quả tức thời của những biến động xã hội này là một luồng sóng di dân mới. Khoảng 750 BC những nhóm người tìm cách rời bỏ  Hy Lạp lục địa. Lần này, dân di cư không bỏ chạy cuộc xâm lược. Thay vào đó, họ là:

Với các thành phố Ionia đã thiết lập vững chắc ở phía đông, những người di dân mới phải tìm những vùng đất chưa ai khai phá __ và thế là họ nhìn về phương tây, như Hình 3-1 chỉ rõ.

Một trong những trạm dừng chân đầu tiên của người di dân Hy Lạp hướng về tây là Ý. Thật ra, trước đây có nhiều người cổ Hy Lạp di cư đến Ý đến nổi người La Mã sau đó gọi miền nam Ý và đảo Sicily La Mãgna Graeciai, tiếng Latin có nghĩa là ‘Hy Lạp mở rộng’.

Trong thế kỷ thứ 8 BC những di dân Hy Lạp này thành lập các thị trấn ở Ý gồm Neapolis (Naples), Kapue (Capua), và Taras (Taranto). Những thị trấn này trở nên giàu mạnh nhờ mối liên hệ buôn bán mật thiết với Hy Lạp lục địa và xa hơn nữa. Các thị trấn này duy trì tính độc lập trong hơn 500 năm cho đến khi người La Mã cuối cùng đến xâm chiếm và gồm thâu vào đế quốc của mình.

Trên đảo Sicily, thị trấn mới quan trọng nhất là Syracuse (xem Hình 3-1). Dân Hy Lạp từ thành phố Corinth do Archias cầm đầu đến thành lập Syracuse khoảng 734 BC. Nhờ vị trí thuận lợi cho việc giao thương, Syracuse phát triển vượt bực và trở nên vô cùng thịnh vượng. Tiền của được đổ vào để khuếch trương tiện ích cảng và công cuộc phòng thủ khiến cho một thời gian sau Syracuse trở thành thành phố Hy Lạp hùng mạnh nhất trong toàn vùng Địa Trung Hải.

Trùng hợp là một sự kiện tuyệt vời. Đúng vào lúc người cổ Hy Lạp thiết lập các thị trấn phía tây và bắt đầu công cuộc giao thương ngang qua Địa Trung Hải, văn minh cổ Ai Cập mở rộng cửa cho việc buôn bán. Trong hàng ngàn năm Ai Cập đã thân cận với xã hội Địa Trung Hải. Ai Cập không cần giao thương với bất kỳ ai vì đất nước quá phì nhiêu và tự cung tự cấp được.

Trong Thời đại Tối tăm của cổ Hy Lạp, Ai Cập bị người Assyria do nhà vua tiếng tăm Assarhaddon cầm đầu xâm chiếm. Người Assyria cai trị Ai Cập trong nhiều thế hệ cho đến khi Assurbanipal, một trong những người kế vị Assarhaddon, là nạn nhân trong cuộc nổi dậy do Psammetichus cầm đầu. Psammetichus có lẽ xuất phát từ Lybia ở Bắc Phi, đã nuôi một đạo quân đánh thuê tuyển từ khắp nơi, kể cả những người Hy Lạp mới từ Ionia và Caria. Sau chiến thắng giòn giã trước Assurbanipal, một trong những hành động đầu tiên của Psammetichus là mở cửa Ai Cập gia nhập làm đồng minh mới của mình.

Việc này có nghĩa giờ đây Hy Lạp có thể giao thương với Ai Cập và du lịch để tìm hiểu đất nước. Kết quả là nhiều người Hy Lạp lần đầu tiên có dịp tiếp xúc với nghệ thuật và kiến trúc Ai Cập, và nền văn hóa Ai Cập phong phú đã tác động mạnh lên họ. Xem thêm Chương 17.

Psammetichus đến từ vùng ngày nay là Libya ở Bắc Phi, và người Hy Lạp chẳng bao lâu thành lập một thị trấn ở đó. Khoảng 630 BC, một nhóm rời bỏ hòn đảo nhỏ Thera và thành lập thị trấn Cyrene (xem Hình 3-1). Cyrene ở vào vị trí rất đắc địa, khoảng giữa đường từ Carthage đến Ai Cập, và mau chóng trở thành phồn thịnh.

Thời đại Tối tăm của Hy Lạp thực sự là thời kỳ di chuyển nhộn nhịp và không ngừng mở rộng, làm thay đổi bộ mặt của thế giới mãi mãi. Dân chúng sống hai bên bờ Địa Trung Hải giờ đây có thể tự xưng mình là người Hy Lạp và nói một phiên bản của ngôn ngữ Hy Lạp. Mạng lưới giao thương rộng khắp đang dần phát triển và những người Hy Lạp quốc tế mới này chấp nhận những điều mới mẻ như chữ viết.

Trở lại Hy Lạp lục địa, một sự kiện cũng nổi bật không kém đang xảy ra: các cấu trúc xã hội cũ đang sụp đổ và những nhà cai trị mới xuất hiện. Xem thêm Chương 4.

Nền Cai Trị do Vua, Nhà Độc Tài và (Cuối Cùng) Nhà Dân Chủ

Nếu bạn để một nhóm người ở chung trong một gian phòng đủ lâu, thế nào họ cũng tham gia vào một cuộc tranh luận về đề tài nào đó. TV ngày nay đều căn cứ vào quan niệm này. Thường thì mối bất hòa xảy ra khi có người không thể trình bày một luận điểm nào đó vì người khác không lắng nghe.

Điều này cũng không khác cách đây 2,500 năm trong cổ Hy Lạp. Khi đó tranh luận xoay quanh vấn đề ai nắm quyền kiểm soát thị trấn và thành phố đã phát triển sau cuộc đại di cư mà tôi đã đề cập ở Chương 3. Tuy nhiên, không giống như những cuộc tranh luận khác, những mối bất đồng này kết thúc bằng việc cho ra đời một kết quả đáng kinh ngạc.

Chương này đề cập đến câu chuyện cách thức một nhóm nông dân và quý tộc xoay xở để phát kiến một hệ thống nhà nước mà đến nay được vận hành trên khắp thế giới __ hệ thống dân chủ.

Khi Thời đại Tối tăm của cổ Hy Lạp kết thúc vào thế kỷ thứ tám BC, các cộng đồng đã sống sót trong Hy Lạp lục địa rất nhỏ và đơn giản. Những vùng mở rộng ngoài biển liên quan đến hàng ngàn người rời bỏ lục địa Hy Lạp, đã làm suy yếu nghiêm trọng các trung tâm quyền lực của Mycenae cũ.

Kết quả là vào cuối Thời đại Tối tăm hầu hết người cổ Hy Lạp đều chắc chắn sống trong các ngôi làng nhỏ do các nhà quý tộc địa phương và các nông dân giàu có cai trị. Đời sống phần đông dân chúng đều rất cơ cực, và cơ hội thăng tiến đều rất nhỏ. Tùy thuộc bạn là ai, bạn sẽ chiếm một vị trí nào đó trong xã hội. Bạn sinh ra ở đâu, bạn đứng nguyên tại đó, và sự thay đổi hầu như bất khả.

Là một người cổ Hy Lạp vào cuối Thời đại Tối tăm, gia đình và gia tộc bạn là những nền tảng quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Thủ lĩnh tối cao của bạn là những lãnh chúa địa phương mà bạn và toàn bộ phần còn lại của cộng đồng đều phải phục vụ.

Qua gần nửa thế kỷ, những cộng đồng có tính bản địa này bắt đầu chịu sự kiểm soát tập trung của một thị trấn. Sự thay đổi này chắc hẳn không phải do các thị trấn lựa chọn; mà chắc chắn bị cưỡng bách vào khuôn khổ mới bằng sự uy hiếp và bạo lực từ một thị trấn hùng mạnh nhất trong khu vực muốn bành trướng thế lực của mình. Có lẽ một ví dụ có ý nghĩa nhất của việc này là những gì xảy ra trong miền Attica ở tây Hy Lạp vì kết quả của nó là sự thành lập thành phố Athens. Một vài gia tộc có thế lực trong miền kình chống và hãm hại nhau trong hàng trăm năm. Nhưng vào thế kỷ thứ bảy BC, miền này nằm trong tay các nhà quý tộc ưu tú.

Vào thế kỷ thứ bảy BC dân chúng Attica được cai trị bởi một vị vua, nhưng tính cách vương quyền này không phù hợp theo định nghĩa ngày nay. Người cổ Hy Lạp sử dụng từ basileus để mô tả một nhà vua. Từ này được dịch là ‘quốc chủ’, không thực sự có nghĩa là vua theo cách hiểu quen thuộc. Một basileus chỉ là một thành viên của một ban gồm những viên chức được bầu ra hàng năm gọi là arkhon. Ban này lập thành một hội đồng cai trị họp nhau tại một địa điểm gọi là Areopagus trên Đồi Ares ở Athens và thi hành quyền lực lên Athens và vùng Attica. Cuối cùng chức danh basileus được sử dụng để mô tả một arkhon có những trách vụ tôn giáo đặc biệt.

Mặc dù sự phối hợp của basileus và arkhon nghe có vẻ là một bước tiến đến một hình thức chính quyền cởi mở hơn, nhưng cách sắp xếp thực ra không thay đổi nhiều. Cơ hội để trở thành một arkhon không mở ra cho mọi người __ chỉ những người sinh ra trong các gia đình quý tộc ở Athens mới có quyền được ứng cử. Việc bầu cử cũng chỉ dành cho thành phần quý tộc. Vì thế chính quyền cũng vẫn là một bộ máy khép kín như dưới chế độ quân chủ. Các nhà quý tộc vẫn nắm quyền kiểm soát; chỉ có điều là có nhiều quý tộc hơn.

Chính các nhà quý tộc cũng nhận thức được bản chất đặc quyền của hệ thống chính trị này vì họ gọi tên nhóm là Eupatridai, có nghĩa là ‘các con của những người cha tốt’.

Cấu trúc quyền lực tìm thấy ở Athens và vùng Attic trong thời kỳ này không khác nhiều với những miền chung quanh. Trên khắp Hy Lạp và Địa Trung Hải vào thời điểm đó, đại đa số những người cai trị đều dựa vào của cải và huyết thống. Các quý tộc thường là những gia đình đã sống trên miền đất đó lâu đời nhất và do đó đoạt lấy những khu đất tốt nhất khi vừa đến nơi. Kết quả là họ trở nên những người giàu có nhất và những công dân thế lực nhất.

Xuất hiện giai cấp trung lưu mới

Khi Athens lớn mạnh và bành trướng, nó trở nên giàu có hơn. Đặc biệt, những người kiếm được tiền từ việc kinh doanh hoặc làm nông giỏi giang thường giàu không kém giai cấp quý tộc lãnh đạo. Mặc dù những cá nhân thành đạt này tạo nên tầng lớp trung lưu của Athens, họ vẫn không thuộc dòng dõi quý tộc và không có cơ hội được bầu vào thành phần cai trị.

Cũng trong thời gian này những thay đổi lớn lao đang xảy ra đến độ người Athens phải lâm chiến để chống lại những kẻ thù của mình. Người Athens đã áp dụng phương pháp tác chiến bằng lực lượng bộ binh trang bị nặng và họ đã trang bị cho nhiều nam thanh niên Athens. Lực lượng quân sự này sớm nhận thức được quyền lực mà họ được trao cho.

Sự bất mãn của giai cấp trung lưu và sức mạnh quân sự vừa được ươm mầm là một trái bom hẹn giờ chỉ đợi dịp nổ tung. Chỉ cần một cá nhân đủ uy tín và động lực để lợi dụng tình thế và khởi xướng sự cách tân.

Người Hy Lạp dùng từ turannos có nghĩa là ‘do một người cai trị’ và là nguồn gốc của từ tyrant (nhà độc tài). Tuy nhiên, khái niệm của người cổ Hy Lạp về nhà độc tài không cần thiết ám chỉ sự tàn bạo và hà khắc  như ta hiểu ngày nay.

Dù sao đi nữa, nhiều nhà độc tài nắm quyền kiểm soát ở cổ Hy cũng cứ thực thi chế độ áp bức, như mục sau sẽ xem xét.

Kylon:  Coi vậy mà chế độ độc tài khó đến

Việc thử nghiệm đầu tiên chế độ độc tài ở Athens là một thất bại. Vào năm 640 BC, Kylon cố gắng lợi dụng sự bất mãn của dân chúng.

Kylon là một nhân vật thú vị. Trước đây ông từng chiến thắng tại đấu trường Olympic (xem thêm Chương 16) nên rất được dân chúng yêu mến, xem ông như một anh hùng. Ông cũng được sự chống lưng của cha vợ Theagenes, một nhà độc tài của vùng Megara.

Theo sử gia Hetedotus và Thucydides, Kylon hành động theo lời khuyên của Sấm Truyền Đền Delphia nên chiếm lấy Athens trong ngày Lễ Hội thần Zeus khi thành phố lúc đó bận rộn với hội hè. Rủi cho y, kế hoạch thất bại và y bắt buộc phải bôn tẩu đến đền Athena. Kylon được kêu gọi bước ra nộp mình với lời hứa sẽ được an toàn nhưng rồi y bị ném đá đến chết! Mặc dù kế hoạch của Kylon là một thất bại hoàn toàn, nó là lời cảnh báo về những gì sẽ đến.

Sự bất mãn lên cao ở Athens, và Eupatridai đáp lại hành động của Kylon bằng cách thắt chặt quyền kiểm soát lên thành phố. Khoảng 620 BC, Drakon in một bộ luật đầu tiên của Athens, xác định các điều luật mà chính quyền Athens phải thực thi theo đó.

Đặc biệt bộ luật cố gắng phá vỡ tập tục theo đó, khi có ai bị xâm hại, người đó thường nhờ vả vào gia đình của mình để thực thi công lý và trả thù. Luật của Drakon làm rõ nguyên tắc công lý là công việc của nhà nước. Điều này đối với chúng ta bây giờ là tự nhiên nhưng thời ấy cho rằng như vậy là nhà nước đã can thiệp vào chuyện riêng tư. Đây là bước thay đổi lớn vì từ trước cá nhân có vai trò bảo vệ gia đình mình. Đặc biệt luật này tác động đến các quý tộc Athens vốn trước đây chỉ hành động theo ý mình. Drakon muốn nhà nước kiểm soát thành phần này __ một mục đích đáng ca ngợi nhưng chắc hẳn vì lợi ích riêng của ông hơn bất cứ của ai khác.

Solon Bước Vào: Một Người của Nhân Dân

Với quá nhiều áp lực tác động lên tổ chức xã hội, cổ Athens thiếu điều muốn sụp đổ. Người Athens nhận ra tình hình đã đến mức nghiêm trọng nên vào năm 594 BC đã chỉ định Solon, một người Athens trung lưu phất lên nhờ buôn bán, làm arkhon. Solon là một nhân vật mà các sử gia quan tâm vì ông ta là một gương mặt lịch sử Hy Lạp sớm nhất có tiếng tăm, được viết đến nhiều, và có thực.

Solon thực hiện những thay đổi căn cơ, bao gồm:

Các cải cách của Solon được quảng bá một cách lý thú. Tất cả các điều luật được đánh số và chạm khắc trên những bảng gỗ gọi là axone. Mỗi công dân được yêu cầu phải tuyên thệ tuân theo luật pháp mới trong mười năm tới, với ý tưởng là các luật lệ sẽ được duyệt lại vào thập kỷ tới.

Cuộc cải cách của Solon hình như là một tiến bộ thực sự. Chính sách của ông nhằm ngăn cản Eupatridai khống chế nhân dân, giảm thiểu những vấn đề kinh tế của tầng lớp thấp, và ban cho các tầng lớp này một tiếng nói trong tiến trình điều hành thành phố.

Rủi thay Solon là một trong những người đầu tiên phát hiện ra rằng bạn không thể làm vừa lòng mọi người cùng một lúc. Các điều luật về xóa nợ của ông làm phấn khởi các tầng lớp thấp, nhất là các nông dân nghèo, nhưng làm các nhà cầm đầu quý tộc rất bất mãn. Dù sao, thì tác dụng của các điều luật là giữ cho nông dân bám vào mảnh đất của mình, đúng theo chủ ý của Solon. Nhưng các cuộc cải cách chính trị của ông có một kết cục hoàn toàn khác khi các nhà quý tộc cố nắm lại quyền kiểm soát.

Solon rút khỏi đời sống chính trị. Các chi tiết về cuộc sống về sau của ông rất ít ỏi. Một số người cho rằng ông chu du khắp nơi nhưng hình như cuối cùng ông cũng trở về Athens. Rủi thay vào lúc ông mất năm 558 BC ông chứng kiến tất cả những công trình tốt đẹp của mình đều bị hủy bỏ bởi bọn Eupatridai và những kẻ cơ hội.

Sau khi các cải cách của Solon bị dẹp bỏ và một thời gian ngắn thành phố rơi vào tình trạng vô chính phủ, Athens đã chín mùi cho các nhà độc tài tiềm năng. Một số nhân vật đã tìm cách cướp lấy quyền lực. Thành công nhất là người đã thống trị Athens trong thế kỷ thứ sáu BC __ Peisistratos.

Trong khi Solon đang nỗ lực giải quyết những vấn đề chính trị và xã hội của Athens, thành phố rơi vào tình trạng xung đột với thành phố lân cận Megara. Athens đã đột kích thắng lợi và chiếm được cảng Nisaea, một đồng minh của Megara. Thủ lĩnh của cuộc chinh phạt này là Peisistratos và thành tích quân sự của mình đã khuyến khích ông lao vào chính trường.

Cải cách của Solon và sự hỗn loạn tiếp theo đã tạo ra sự chia rẽ trong nhân dân Athens. Một bên là các nhà quý tộc và bên kia là nhân dân. Nhân dân cho rằng Solon không đi đủ xa trong việc trao quyền cho toàn thể dân chúng.

Peisistratos nhắm đến nhân dân như là đồng minh của mình. Năm 561 BC ông xuất hiện tại một quảng trường mình đầy máu và tuyên bố mình bị kẻ thù chính trị gây thương tích.

Ông lợi dụng phản ứng nổi giận của dân chúng để chiếm quyền kiểm soát thành phố. Về căn bản Peisistratos điều hành hệ thống của Solon vì lợi ích của mình. Peisistratos không thay đổi bất cứ điều gì mà Solon đã đặt để; bằng biện pháp hối lộ và đe dọa ông chỉ bảo đảm là mỗi năm các người ủng hộ ông được bầu làm arkhon. Cuối cùng thì dân chúng sốt sắng bầu người ủng hộ ông khi họ nhận ra rằng triển vọng thăng tiến của mình sẽ bị hạn chế nếu họ không làm thế.

Peisistratos thống trị Athens trong năm năm cho đến khi một nhóm các quý tộc do Megacles cầm đầu tìm cách đẩy ông vào chốn lưu đày vào năm 556 BC.

Tuy nhiên, Megacles không thể nhận được sự nhất trí trong đảng của mình, và sau một vài năm, ông điều đình với Peisistratos, kết thúc việc thương lượng bằng cách gả con gái của mình cho nhà cựu độc tài. Năm 550 BC Peisistratos trở lại Athens như một nhà anh hùng.

Dĩ nhiên, Peisistratos không thiết đến sự sắp xếp của Megacles. Peisistratos đã có hai con trai trong cuộc hôn nhân đầu tiên, và ông muốn chúng thừa kế quyền lực của ông sau khi ông chết. Kết quả là ông xử tệ bạc với con gái của Megacles và từ chối công nhận bà là vợ để không làm yếu đi vị thế các con trai.

Dĩ nhiên Megacles không thể đứng yên và lập tức phản đòn. Sau một trận tranh quyền ngắn ngủi Peisistratos lại bị xử lưu đày một lần nữa.

Lần thứ hai bị lưu đày Peisistratos đã học hỏi được kinh nghiệm. Lần lưu đày này kéo dài lâu hơn, hơn một thập niên. Trong thời gian này, Peisistratos nhận ra rằng để thống trị Athens ông cần sự ủng hộ từ các thành bang hùng mạnh khác trên khắp Hy Lạp. Ưu điểm của chiến lược này có hai mặt:

Peisistratos bỏ ra mười năm để tranh thủ được sự ủng hộ của Macedonia, Thessaly, và những vùng khác ở bắc Athens. Cuối cùng, vào 540 BC, ông đổ quân vào Marathon và thắng Athens như chẻ tre. Ông tuyên bố mình là người cai trị hợp pháp và thực sự của thành phố. Ông lên nắm quyền một lần nữa và lần này ông sẽ không nhượng bộ cho ai nữa.

Tận hưởng những lợi ích của chế độ độc tài

Peisistratos giữ vững quyền lực trong 13 năm tiếp theo, và thời gian này chứng kiến sự thịnh vượng của Athens. Chính sách đối ngoại gây hấn của Peisistratos mở rộng lãnh địa Athens quanh Hy Lạp và gặt hái được nhiều thu nhập.

Trong thời kỳ này một số dự án xây dựng sớm sủa nhất và đầy ấn tượng của cổ Hy Lạp bắt đầu thành hình. Hầu như tất cả chương trình kiến tạo của Peisistratos đến nay không còn dấu vết như các công trình tôn giáo ở những quảng trường chính cũng như cung điện của mình. Kết quả tức thì là các nghệ sỹ lũ lượt kéo về Athens, những con người sáng tạo đi đến nơi nào có hơi tiền. Những thành tựu văn hóa khác của Peisistratos là việc đưa vào hai yếu tố mới trong các lễ hội tôn giáo; hát thần ca và bi kịch.

Hippias: Chế độ độc tài xét như công việc của gia đình

Peisistratos nắm giữ quyền lực vững chắc đến nổi khi ông mất vào năm 527 BC ông có thể an tâm trao quyền lại cho con trai mình là Hippias. Không may cho Hippias, ông không có những cá tính tạo nên phần lớn thành công của cha mình. Nhiều người trước đây ủng hộ Peisistratos quay sang chống Hippias.

Sau khi em mình bị ám sát bởi một nhóm quý tộc, Hippias càng tỏ ra hà khắc hơn, khiến nhiều nhà quý tộc có thế lực phải chạy trốn khỏi Athens. Những cá nhân ở lại cần sự giúp đỡ, và họ quay sang cầu cứu Sparta.

Mặc dù có thể Athens không biết vào thời điểm đó, Sparta trong tương lai sẽ trở thành kẻ tử thù của họ và là một lực lượng chiến đấu lừng lẫy và đáng sợ nhất trong thế giới cổ.

Thành phố Spartan nằm ở phía tây nam Athens trong một vùng gọi là Laconia. Lối sống của họ được xem là khắc kỷ và cần kiệm.

Người Sparta đầu tiên xuất hiện sau cuộc xâm chiếm của người Doria khi dân cư cũ của vùng bị tống ra ngoài và được thay thế bởi các bộ lạc từ tây bắc và người Macedonia. Là dân hiếu chiến và thiện chiến, người Sparta chẳng bao lâu nắm được quyền kiểm soát toàn vùng Laconia. Vào lúc Hippias cai trị Athens, Spartan là lực lượng dẫn đầu ở nam Hy lạp.

Có hai điều khiến  Sparta khác biệt so với những bang Hy Lạp khác:

Nói vắn tắt, Sparta có hai vua đứng đầu tất cả, có vai trò là các tướng lãnh trong chiến tranh và thầy trưởng tế trong hòa bình. Một nhóm các viên chức được bầu ra gọi là ephor và một hội đồng gọi là gerousia thực thi quyền điều hành thực sự của bang. Hệ thống thì không có gì  đặc biệt bất thường trừ ra là nhiều vị trí được giữ suốt đời và là chức vụ toàn thời gian. Do đó, các quý tộc của Sparta dành hết thời gian cho các trách vụ chính thức của Sparta __ kể cả tham gia nhiều cuộc chiến.

Người Sparta là một dân tộc hiếu chiến luôn lăm le bành trướng lãnh thổ của mình, và họ có một thái độ hơi lãnh đạm trước bạo lực và cái chết __ tất cả điều này khiến họ là một sự lựa chọn thích hợp cho các quý tộc Athens đang tìm kiếm sự giúp đỡ.

Theo sử gia Hy Lạp Herodotus, Sparta nổi tiếng là rất hay bênh vực những thành bang sống dưới chế độ độc tài. Thêm nữa, lời sấm truyền từ đền Delphia khuyên người Sparta nên can thiệp vào tình hình Athens.

Kết quả cuối cùng là vào năm 510 BC vua Sparta là Kleomenes dẫn quân của mình vào Athens và đánh đuổi Hippias và toàn gia phải bôn tẩu. Ông ta không thể tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau.

Kleisthenes: Khởi Đầu của Nền Dân Chủ

Khi Kleomenes can thiệp vào Athens và phục hồi hình thức chính quyền như cũ, các cuộc bầu cử mới được tổ chức. Một trong những ứng viên là một người có tên Kleisthenes. Khi Kleisthenes bắt đầu một loạt những cải cách quan trọng cho hiến pháp Athens vào năm 508 BC, ông không hề tưởng tượng ra được tác động mà mình tạo ra lên lịch sử nhân loại.

Sự cải cách của Kleisthenes đã hình thành ý tưởng dân chủ. Thay vì là sản phẩm của những lý tưởng cao cả, dân chủ là kết quả của một cuộc tranh cãi  khác của tầng lớp quý tộc. Bản thân Kleisthenes là một nhà quý tộc Athens chính cống. Năm trước ông đã thua trước một người bạn quý tộc khác tên Isagoras trong cuộc tuyển cử giành chức arkhon. Thay vì đợi vòng bầu cử năm tới hay tranh thủ sự ủng hộ quân sự, Kleisthenes kêu gọi sự ùng hộ của đám thường dân. Đám ‘thường dân’ này là những cá nhân không thực sự có tiếng nói trong chính quyền, cho dù sau cuộc cải cách của Solon; những người như nhà buôn và nông dân ít đất đai hoặc vị thế xã hội thấp kém.

Kleisthenes đề nghị những điều luật mới trước ekklesia (đại hội đồng) cho phép mọi công dân đều được tham gia vào chính quyền. Dĩ nhiên Isagoras ra sức ngăn cản sự phê chuẩn, nhưng ông không có đủ lực lượng ủng hộ. Vì thế Isagoras nhờ Kleomenes từ Sparta đến giúp dẹp tắt sự nổi loạn trong thành phố.

Kleomenes và đạo quân của mình xuất hiện ở Athens, nhưng phản ứng của ông hơi quá đà khi trục xuất 700 gia đình các quý tộc theo phe Kleisthenes ra khỏi thành phố và sau đó bỏ mặc Isagoras xử lý hậu quả. Isagoras ra sức hủy bỏ các cải cách của Kleisthenes, để đáp lại Kleisthenes trở lại thành phố với một đạo quân nhỏ và bắt Isagoras phải đầu hàng. Cuối cùng, Kleisthenes có thể hoàn tất công cuộc cải cách mà mình đề xướng.

Về thực chất Kleisthenes chỉ làm mỗi một thay đổi lớn: Ông dẹp bỏ các tầng lớp dựa vào số của cải mà Solon đã đặt ra gần 90 năm trước và thay thế bằng cách chia dân số theo nơi cư trú.

Kleisthenes tạo ra mười phulai (bộ lạc) mới. Bộ lạc của bạn là nơi bạn được sinh ra chứ không là giai cấp bạn xuất thân hay số của cải bạn có. Mỗi bộ lạc lại chia nhỏ thành demoi hay demes. Đó là những khu vực nhỏ hơn, giống như phường xã tạo thành Hội đồng Quản hạt. Demoi trở thành những đơn vị trong đó những công việc địa phương được giải quyết và các đại biểu từ các demoi có thể trình bày quan điểm của địa phương mình lên ekklesia (Đại Hội Đồng) và cho vào chương trình nghị sự để được thảo luận.

Sau cải cách của Kleisthenes một đại bộ phận của dân số Athens trước đây bị từ chối quyền công dân nay có được quyền ấy. Về lý thuyết công cuộc đổi mới cho phép mọi công dân từ bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều có thể trở thành một arkhon.

Trong thực tế, sự việc không đơn giản như vậy __ và không chắc Kleisthenes muốn một kết quả nào khác. Trong suốt thế kỷ sau hầu hết những người cai trị Athens vẫn tiếp tục là những nhà quý tộc.

Đi từng bước nhỏ đến chế độ dân chủ

Những gì Kleisthenes hoàn thành không phải là hình thức dân chủ như bạn thấy ngày nay. Sự tham gia chính trị của người Athens tùy thuộc vào vai trò công dân của họ, điều này có nghĩa không phụ nữ nào, không người nô lệ nào, hoặc người ngoại bang nào được quyền đi bầu. Cũng vậy, chắc chắn chỉ có những quý tộc ưu tú nhiều tiền của và thế lực mới có khả năng đắc cử.

Tuy nhiên, Kleisthenes nhận thức được quyền lực của ý kiến đám đông (và cách thức vận dụng nó). Những thay đổi  ông thi hành bảo đảm những cải cách sau ông vào thế kỷ thứ năm BC có thể tạo ra một điều phi thường. Tôi sẽ đề cập đến hệ thống này trong Chương 7.

Người Sparta không hài lòng với cải cách chính trị của Kleisthenes và mau chóng đáp ứng khi ông loại Isagoras ra ngoài. Vào 506 BC, Kleomenes quay lại Athens với đạo quân khác nhằm đánh đuổi Kleisthenes và đồng bọn ra khỏi Athens lần thứ hai, nhưng cuộc tiến công của Sparta thất bại. Sự ủng hộ đồng loạt của dân chúng đã giúp Kleisthenes đẩy lui được quân Sparta cũng như bọn xâm chiếm khác từ nơi khác tiến đánh vào năm sau.

Công cuộc cải cách của Kleisthenes đã gắn kết nhân dân trong một chính nghĩa chung theo cách mà người cổ Hy Lạp chưa hề trải nghiệm.

Như cái chết và thuế má, chiến tranh hình như  là sự kiện luôn gắn liền với phận người. Cho dù ngày nay, thế giới gần như sống trong hòa bình, chiến tranh vẫn đang tiếp diễn khắp nơi. Đối với các cá nhân hay những xứ sở may mắn, chiến tranh là một trải nghiệm từ xa qua báo chí hay TV hoặc phim ảnh. Bạn có thể cảm thông với những nạn nhân của cuộc chiến __ nhưng đối với nhiều người chiến tranh không phải là một trải nghiệm ngay bên nhà.

Trong thời cổ Hy Lạp, tình hình cũng chắc không khác nhiều hơn. Chiến tranh thực sự có mặt mọi lúc mọi nơi. Tùy thuộc bạn là ai, chiến tranh vừa là mối đe dọa vừa là một cơ hội cho vinh quang. Thế thì nếu bạn là nam giới, cho dù địa vị của bạn là gì, việc dấn thân của bạn trong cuộc chiến là một trải nghiệm nghiệt ngã, đau đớn.

Trong chương này tôi đề cập các cơ bản về việc tác chiến trên biển và trên bộ của người Hy Lạp, tập trung vào kinh nghiệm chiến tranh của người cổ Hy Lạp từ cuối Thời đại Tối tăm (khoảng 750 BC) qua đến thời kỳ hưng thịnh của Macedonia (khoảng 350 BC).

Tôi mô tả những hoạt động và trang bị liên quan đến chiến tranh, và cách thức những chiến thuật tác chiến khác nhau phát triển, và tại sao người Sparta trở nên tiếng tăm là chiến binh thiện chiến.

Khi chiến tranh nổ ra vào thời cổ Hy Lạp nó dính líu đến mọi người đàn ông trong độ tuổi quân dịch. Hầu hết các quốc gia ngày nay đã trang bị lực lượng chiến đấu, tuần tra, và sau rốt giữ hòa bình sau trận chiến. Nhưng trong thời cổ Hy Lạp, trách nhiệm không được phân chia theo cách này. Nếu một thị trấn bị tấn công, nó phải tìm cách tự vệ, mọi nam công dân đủ tuổi phải cầm gươm vác giáo tham gia trận chiến. Các sĩ quan và (trong trường hợp của Sparta) các ông vua được yêu cầu đứng ở hàng đầu giống như dân thường. Chiến tranh bình đẳng với mọi người trong cổ Hy Lạp. Trải nghiệm trên chiến trường đều như nhau đối với mọi người, sang hay hèn.

Nói tóm lại, đại đa số các thành bang tôi đề cập trong các Chương 2, 3, và 4 đều phải tự vệ bằng lực lượng dân quân, một đội quân gồm các nam công dân được các sĩ quan do bang chọn hoặc nhân dân cử ra cầm đầu. Chẳng hạn, nếu bạn muốn ngăn người nào không được tấn công nông trại hoặc ăn cắp tài sản của mình, bạn phải chính mình bảo vệ. Ngoại lệ duy nhất là ở Sparta, một thành bang mà toàn hệ thống được xây dựng quanh việc thiết lập và duy trì một đạo quân thường trực tinh nhuệ (gồm những người không có nhiệm vụ gì khác ngoài đánh giặc một cách chuyên nghiệp).

Chiến binh cổ Hy Lạp được biết dưới danh hiệu hoplite. Hoplite là những bộ binh đúng chuẩn chiến đấu dưới đội hình tại một trận đánh.

Sự phát triển quan trọng nhất trong nghệ thuật chiến tranh Hy Lạp là sự phát hiện ra sắt khoảng 1200 BC. Trước thời điểm này, mọi vũ khí bằng kim loại được chế tác bằng đồng. Sắt thì cứng, bền chắc, và vô cùng sắc bén mà đồng không so sánh được. Khi được một chiến binh khỏe mạnh sử dụng, một thanh gươm bằng sắt có thể chẻ một vũ khí bằng đồng ra làm hai.

Vào thế kỷ thứ tám và bảy BC, trang bị của hoplite đã dần trở thành chuẩn mực, như Hình 5-1 cho thấy.

Áo giáp cổ Hy Lạp nặng nề nhưng không nặng như áo giáp mà kỵ sĩ thời Trung Cổ hay mặc. Chiến binh Hy Lạp cần phải chạy nhanh và cơ động như có thể, vì thế áo giáp của y cần phải gọn nhẹ.

Bộ phận quan trọng nhất của áo giáp là tấm yếm che chở thân thể nhưng để hay tay tự do chiến đấu __ giống như mặc một áo sơ mi không cánh tay, nhưng nặng nề hơn nhiều. Tấm yếm được làm bằng hai cách riêng lẻ. Một cách là khâu chồng nhiều lớp vải lanh và vải bạt dầy lót lên những miếng đồng để tăng độ cứng. Cách thứ hai, đắt tiền hơn, là đúc hoàn toàn bằng đồng, ăn khớp với hình dạng của cơ thể.

Chân được bảo vệ bởi xà cạp, cũng làm bằng đồng khớp với chân của chiến binh mà không dùng bất kỳ đai buộc nào cả. Xà cạp che chở phần trước của chân giữa đầu gối và mắt cá và một phần bắp chân. Chiến binh thường mang giày dây bình thường.

Mũ giáp làm bằng đồng, có nhiều kiểu khác nhau. Kiểu thông thường nhất là kiểu Corinthia (xem Hình 5-1), mở trống phía trước và có miếng đồng dài che chở mũi. Nhiều chiến binh mang mào lông ngựa trên chóp mũ để trang trí.

Vào thế kỷ thứ bảy BC, khiên đúng chuẩn có đường kính khoảng 1 mét, hình tròn, làm bằng gỗ và gia cố với đồng. Mặt trong có hai quay. Người lính luồn một cánh tay vào một quay và bàn tay nắm lấy quai còn lại.

Đôi khi chiến binh treo những tấm màn da bên dưới khiên để che chắn đá, tên, đạn lửa bắn tới. Khiên chắc phải khá nặng, khoảng 8 kí.

Chiến binh hoplite mang theo hai vũ khí chính khi ra trận:

Mặc dù bộ binh hoplite thống trị chiến trường thời cổ Hy Lạp, những binh chủng khác cũng dự phần trong trận chiến.

Kỵ binh không có vai trò lớn trong chiến tranh thời đầu Hy Lạp, một phần vì ngựa là phương tiện rất mắc mỏ. Hơn nữa việc điều khiển cũng lắm rủi ro do người Hy Lạp không có bàn đạp ngựa mà chỉ dùng vải vóc thế yên ngựa. Kỵ binh cổ Hy Lạp là những kỵ sĩ tuyệt vời; họ phải như thế vì vũ khí chính của họ là lao __ thường có vài chiếc __ và phải vừa phi ngựa vừa ném tới. Kỵ binh không mang áo khiên hoặc áo giáp, mà chỉ đội nón rộng vành để tránh chói nắng. Vào thời Alexander Đại Đế (356-323 BC), kỵ binh đã trở thành một bộ máy chiến tranh sống còn của Hy Lạp. Xem thêm Chương 10.

Đôi khi người Hy Lạp sử dụng biệt đội trang bị nhẹ cho những sứ mạng đặc biệt, như thám thính và phục kích kẻ thù. Những toán quân này mang theo khiên nhẹ thường bằng da dê căng lên một khung gỗ, và vũ khí thường là dao găm và một bó lao.

Cung thủ xuất hiện nhiều trong thần thoại Hy Lạp. Người anh hùng Odysseus nổi tiếng có tài bắn cung, và người lừng lẫy hơn cả trong các chiến binh Hy Lạp là Achilles, bị tử thương khi cung thủ thành Troy là Paris bắn một mũi tên vào gót chân anh, điểm tử huyệt duy nhất trong thân thể của Achilles. Từ câu chuyện này ra đời một thành ngữ ‘gót chân Achilles’ để chỉ điểm yếu của một ai đó. Các cung thủ Hy Lạp nổi tiếng nhất thường xuất thân từ đảo Crete.

Các cung thủ Hy Lạp trang bị rất nhẹ. Cung thì làm bằng gỗ tuyết tùng, gân thú làm dây. Mặc dù có điểm thuận lợi là có thể sát thương từ xa, cung thủ thường không được sử dụng trên chiến trường Hy Lạp. Người Hy Lạp cho rằng đánh nhau mặt đối mặt mới là danh dự và các cung thủ thật ra cũng thường bị vô hiệu hóa khi kẻ địch dàn quân theo đội hình pha-lăng kiên cố như bê tông. Một số quân đoàn Hy Lạp sử dụng những cung thủ đến từ Scythia, vùng rộng lớn ở phía bắc Tiểu Á. Athens cũng nuôi một toán cung thủ Scythia, do Peisistratos đem vào. Những cung thủ này phần nhiều được sử dụng làm lực lượng cảnh sát chứ không để chiến đấu.

Các đội hình của bộ binh Hoplite

Bộ binh hoplite nổi trội trong chiến tranh thời cổ Hy Lạp hơn các binh chủng chiến đấu khác vì nó rất hiệu quả. Sức mạnh của hoplite đến từ khiên, nếu các chiến binh đứng ép sát vào nhau khi chiến đấu, họ tạo thành đội hình pha-lăng nổi tiếng (Hình 5-2 dưới), thường dầy đến tám hàng.

Hình 5-2: Đội hình pha-lăng với giáo và khiên

Khi tác chiến, đội hình khép lại, mỗi người chỉ chiếm một mét vuông. Di chuyển sát vào nhau có nghĩa tay trái của mỗi người được che phủ ít nhiều bởi tấm khiên của người bên phải. Lúc này đội hình như một bức tường khiên dày đặc, kiên cố như bê tông, mũi giáo chỉa ra khắp hướng.

Chiến thuật hoplite có tính đoàn đội, giảm thiểu vai trò của cá nhân chỉ còn là một bánh xe trong một bộ máy được bôi trơn đầy đủ. Sau khi trận chiến bắt đầu, vai trò của mỗi chiến binh là  tiến lên sát chiến binh ngay phía trước. Nếu người trước bạn ngã, bạn tiến lên và thay thế vị trí của y trong hàng.

Yếu tố chủ yếu trong chiến đấu là dấn về phía trước và đến một lúc nào đó xé tan hàng ngủ của kẻ địch. Sau đó là xáp lá cà. Nếu kẻ thù vỡ trận, đội quân chiến thắng sẽ săn đuổi kẻ bại trận đang tháo chạy, và việc tàn sát tắm máu sẽ xảy ra. Lúc này kỵ binh và khinh binh sẽ được triển khai để truy kích kẻ thù.

Tưởng tượng cảnh chiến trường ghê tởm này là một điều khó đối với những người hiện đại như chúng ta. Trên chiến trường cổ Hy Lạp, bạn không có nơi ẩn nấp; bạn phải đối mặt với kẻ thù trong gang tấc. Nếu bạn không giết được người đang vung gươm trước mặt mình thì y sẽ hạ thủ bạn. Khắp nơi quanh bạn, chồng chất những người dãy chết, kêu rống vì đau đớn với những vết thương khủng khiếp nhất. Bạn không có thì giờ đến cứu hoặc giúp đỡ đồng đội.

Sống để chém giết: người Sparta

Như tôi đã trình bày trong Chương 4, người Sparta khác với bộ phận còn lại của cổ Hy Lạp trên nhiều mặt. Lý tưởng của họ là bạn phải trở về từ chiến trường với khiên hoặc nằm trên khiên (như một cáng mang xác bạn về). Người Sparta không tin vào biện pháp nửa vời, và những chuẩn mực về quân kỹ của họ là có tính tuyệt đối.

Các bé trai Sparta được huấn luyện quân sự khi mới lên 7. Ở tuổi này, chúng phải xa gia đình và gia nhập hệ thống giáo dục bắt buộc. Chương trình học bao gồm các kỹ năng săn bắn, rèn luyện thể lực, và huấn luyện tình cảm hướng tới dũng khí.

Một tiết mục đặc biệt tàn nhẫn trong chương trình giáo dục quân sự mang tên ‘Bàn tay sắt’ trong đó các bé trai phải chạy vòng vòng trong khi các bé lớn tuổi hơn liên tục quất roi vào chúng cho đến khi chúng ngã quỵ hoặc có khi chết hẳn.

Bài luyện tập cuối cùng, gọi là krypteia, đẩy các thiếu niên trai (có lẽ chỉ khoảng 14 tuổi) vào nơi hoang dã một mình, không thức ăn, không nước uống, bắt các em tự mưu sinh trong một tháng ròng.

Nhờ rèn luyện khắt khe và làm chủ khả năng chịu đựng gian khổ khiến quân đội Sparta là quân đội đáng gờm hơn bất kỳ quân đội nào ở Hy Lạp.

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, các thanh niên Sparta trở thành chiến binh và phải phục vụ trong quân đội cho đến năm 30 tuổi. Trong khoảng giữa 30 và 60 tuổi, họ trở thành quân trừ bị, có thể được gọi vào lính khi nào cần đến.

Vì lãnh thổ cổ Hy Lạp rất rộng lớn, có dân cư sống tận Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Do đó các trận đánh không phải lúc nào cũng xảy ra trên bộ, và người Hy Lạp cũng phát triển những kỹ thuật phức tạp về hải chiến.

Lên chiến thuyền ba tầng chèo của Hy Lạp

Chiến thuyền Hy Lạp đúng chuẩn là chiến thuyền ba tầng chèo. Chiến thuyền dài 40 mét và rộng 4 mét __ dài, thon, và chạy nhanh nhờ sức chèo. Thuyền có khi có buồm, trước khi vào trận, họ hạ thấp cột buồm và cuốn buồm.

Như bạn có thể thấy từ Hình 5-3, chiến thuyền không thể hạ thấp trong nước vì mái chèo thấp nhất chỉ cách mặt nước một vài bộ. Các chiến thuyền rất nhanh nhưng không cứng cáp nên không thích hợp trong điều kiện thời tiết xấu.

Mỗi chiến thuyền có một thủy thủ đoàn khoảng 200 người __ một số lượng khá đông đối với một chiếc thuyền nhỏ. Thủy thủ đoàn gồm:

Chèo là công việc cực nhọc, tốn nhiều công sức vì phải liên tục đẩy kéo một mái chèo dài đến 4 hoặc 5 mét. Trên chiến thuyền ba tầng chèo, các tay chèo được sắp xếp trên ba tầng khác nhau: 62 tay chèo trên cùng, 54 ở tầng giữa và 54 ở tầng thấp.

Với số người quá đông, chiến thuyền này không thích hợp để vận chuyển bộ binh trên biển. Đa số các trận chiến Hy Lạp thường có tính cục bộ, nên hầu hết binh lính thường lội bộ đến chiến trường nhưng nếu phải vượt biển, họ phải đi bằng thương thuyền có chiến thuyền bảo vệ.

Đánh nhau trên biển hoàn toàn khác với đánh trên bộ. Tính thiện chiến của các bộ binh hoplite không có tác dụng nhiều với các trận hải chiến. Hai phương pháp tấn công là đâm ép tàu và nhảy tàu.

Vì cả hai bên đều phát triển những thứ vũ khí tương tự nhau, nên người Hy Lạp phải sử dụng chiến thuật hòng chiếm được lợi thế với kẻ địch. Ba chiến thuật chủ yếu, được minh họa trong Hình 5-4, gồm:

Đông Chống Tây: Cuộc Chiến Tranh Ba Tư

Người trong thế giới cổ đại trải nghiệm nhiều cuộc chiến đủ kiểu. Thường thì việc đánh nhau ít nhiều có tính cục bộ, mà đối thủ gây hiềm khích là những người láng giềng. Tình huống thường xảy ra là thành phố này muốn thống trị thành phố kia. Một số cuộc chiến, tuy nhiên, có quy mô lớn, liên quan đến nhiều quốc gia. Chiến tranh Ba Tư chắc chắn là thuộc loại này.

Tranh chấp giữa tây và đông luôn là đặc điểm lớn của lịch sử. Chiến tranh Ba Tư được nối tiếp bằng cuộc xâm chiếm Tiểu Á của Alexander vào thế kỷ thứ tư BC, cuộc chiến của những người kế nghiệp Alexander sau đó, và cuối cùng là tình hình rối ren tiếp diễn giữa Đế quốc La Mã và các người tiếp nối Ba Tư là người Parthia.

Ngày nay vì sự khác biệt giữa đông và tây tiếp tục gây xung đột và thường leo thang dẫn đến đối đầu, xem xét lại chiến tranh Ba Tư vào thế kỷ thứ năm không bao giờ thích hợp hơn. Chương này giới thiệu người Ba Tư cổ đại và khảo sát những vấn đề của họ với người Hy Lạp.

Đế chế Ba Tư hình thành vào thế kỷ thứ sáu BC, cùng lúc với người Athens đang kinh qua những biến chuyển để cuối cùng hình thành bước đầu của nền dân chủ . Những thành tựu khởi đầu của đế chế là do công của Vua Cyrus và dòng dõi của ông.

Trong vòng 40 năm, Cyrus Đại đế vinh quang đã kiểm soát tất cả lãnh địa giữa Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và vùng Thảo nguyên châu Á (nước Nga ngày nay) đến phía đông Biển Đen. Một dân tộc có tên Medes trước đây chiếm hầu hết lãnh địa này, nhưng Cyrus đã đánh bại họ và chiếm lấy kinh thành của họ là Ecbatana vào 549 BC.

Cyrus thành lập đế chế Ba Tư mới này đặt căn cứ chung quanh thành phố Susa trên vùng đất gọi là Vịnh Ba Tư (ngày nay là Iraq). Như trong Hình 6-1 cho thấy, đế quốc này vô cùng rộng lớn, bao phủ một vùng địa lý mênh mông có diện tích gần ba triệu dặm vuông.

Đã làm chủ một vùng rộng lớn như thế, Cyrus còn bắt đầu dòm ngó phía tây nhằm củng cố thêm lãnh địa của mình và nắm quyền kiểm soát các con đường buôn bán băng qua đế quốc đến Địa Trung Hải.

Đúng ra, giao thương là lý do đầu tiên đem Đế quốc Ba Tư tiếp xúc với thế giới Hy Lạp. Vào năm 546 BC Cyrus gây chiến và đánh bại Croesus xứ Lydia. Vào Thời đại Tối tăm, người Hy Lạp đã thiết lập nhiều thị trấn và khu định cư mới ở Lydia.

Với chiến thắng Croesus của Cyrus, lực lượng Ba Tư hùng mạnh chỉ cách lục địa Hy Lạp không tới một tuần đường biển. Hơn nữa, Cyrus chia Tiểu Á và lục địa Hy Lạp vừa bị chinh phục thành những tỉnh lỵ do các satrap __ một lãnh chúa địa phương __ điều hành, có trách vụ kiểm soát khu vực và dân cư và thu thuế rồi chuyển về nhà vua. Người Hy Lạp xứ Ionia giờ đây nằm dưới sự đô hộ của ngoại bang.

Người Hy Lạp lục địa bị sốc khi trở thành thần dân của Đế quốc Ba Tư. Người Hy Lạp Ionia suy nghĩ tìm cách phản ứng với những người cai trị mới, và cuối cùng người Sparta hành động. Họ phái một sứ bộ đến Cyrus và ra lệnh ông ta phải để yên các thành phố của người Hy Lạp Ionia. Câu trả lời đầy sửng sốt của Cyrus là, ‘Sparta là dân xứ nào vậy?’ Cyrus không phản ứng gì và phớt lờ họ, nhưng việc đối đầu với Hy Lạp lục địa là không thể tránh khỏi.

Cyrus tiếp tục mở rộng đế quốc bằng cách tấn công và chinh phục thành phố cổ thần thoại Babylon, đến giờ này vẫn còn độc lập. Sau khi ông ta bị giết trong một cuộc chiến xảy ra ở phía bắc lãnh địa, các người kế nghiệp của Cyrus tiếp tục mở rộng và củng cố đế chế, và vào năm 512 BC Vua Darius của Ba Tư mở rộng đế quốc đến tận Thrace và Macedonia.

Hy Lạp và Ba Tư cuối cùng chạm trán nhau. Quân Ba Tư đông hơn và có nhiều kinh nghiệm chinh chiến hơn người Hy Lạp lục địa, nhưng sự khác biệt chính giữa hai đội quân là quân Hy Lạp thường mặc áo giáp nặng nề hơn và chiến đấu trong đội hình quy cũ chặt chẽ hơn, còn quân Ba Tư mặc áo giáp nhẹ và trang bị vũ khí theo nhiều cách đa dạng.

Đọc thêm: Một quân đội đa quốc gia: Quân đội Ba Tư

Đế chế Ba Tư rộng lớn và bao gồm nhiều loại hình văn hóa; kết quả là quân đội của họ rất đa dạng. Sau đây là một số đội quân chủ lực có mặt trong quân đội Ba Tư:

Sự pha trộn nhiều đạo quân trong quân đội Ba Tư là một trong các điểm mạnh của họ, nhưng cũng dễ gây ra sự nổi loạn. Trong chiến dịch của Darius ở Thrace vào cuối thế kỷ thứ sáu, đạo quân từ Hy Lạp thuộc Ionia trong quân đội Ba Tư đã cứu các lực lượng Ba Tư khỏi thất trận. Người Hy Lạp xem sự thành công của họ trong chiến dịch Thrace như một dấu hiệu cho thấy yếu điểm của người Ba Tư và nhìn ra một cơ hội để nổi dậy.

Một người Hy Lạp có tên Aristagoras do Darius chỉ định cai trị Ionia, đi đến lục địa Hy Lạp để tìm kiếm sự trợ giúp từ những người Hy Lạp Ionia. Người Sparta __ quay lưng đi trước cơ hội khó khăn và tham chiến__ từ chối tham gia với Aristagoras. Vua người Sparta là Kleomenes hiển nhiên thấy rằng Vịnh Ba Tư quá xa để mang quân đến đó vì chính nghĩa của việc giải phóng Hy Lạp.

Cuối cùng Aristagoras nhận được sự trợ giúp từ Athens và thành phố Eretria. Cuộc nổi dậy lúc đầu gặt hái được thành công, nhưng các cuộc nổi dậy không thể duy trì lâu dài chống lại lực lượng hùng mạnh của Darius. Darius có trong tay toàn quân số của đế chế và có thể dễ dàng triệu tập 50,000 quân vào chiến dịch. Cuối cùng vào năm 494 BC quân đội của Darius tấn công Miletus và làm cỏ vùng này. Cuộc nổi dậy bị đập tan, và Aristagoras phải bôn tẩu đến Thrace tại đó y cuối cùng bị bắt và bị giết khi đang cố thu thập binh lính để nổi dậy lần nữa. Chiến dịch kéo dài năm năm và Darius trút hết lỗi cho người Hy Lạp. Mặc dù người Hy Lạp ở Ionia đã gây ra cớ sự, Darius cho rằng chính những thành bang trên lục địa Hy Lạp đứng đằng sau cuộc nổi dậy này. Vì thế ông ta nhắm đến việc bành trướng đế chế về phía tây băng qua Địa Trung Hải.

Vượt Đường Xa: Trận Chiến Marathon

Vào 490 BC, bốn năm sau khi Miletus thất thủ, đạo quân của Darius vượt qua Biển Aegean với ý đồ uy hiếp và chinh phạt Hy Lạp lục địa. Người Ba Tư đã gởi những thám báo đi trước để trinh sát thực địa và cố thu phục sự ủng hộ từ một số thành bang Hy Lạp. Họ đã thành công khi thành phố Eretria trên đảo Euboia cho phép quân đoàn Ba Tư mượn đất để vào Hy Lạp. Từ Ertetria, lục địa Hy Lạp chỉ cách một chuyến đi thuyền đơn giản, để đổ bộ vào đông bắc Attica tại vịnh Marathon chỉ cách Athens 40 km.

Với quân số áp đảo cận kề Athens vô cùng nguy ngập, người Athens phải quyết định hoặc cố thủ trong thành chống trả cuộc bao vây trong khi chờ đợi các thành phố Hy Lạp khác đến giải vây, hoặc liều mình xông ra ngoài tường thành và đương đầu trực diện với quân địch.

Pheidippides được người Athens phái đến Sparta để báo tin cho người Sparta biết là quân Ba Tư đã đến. Pheidippides là người đầu tiên chạy bộ một khoảng đường dài và về sau giai thoại này được đổi là Pheidippides chạy một mạch từ Marathon đến Athens một đoạn đường hơn 40 km để báo tin chiến thắng về cho Athens, từ đó có thêm tiết mục chạy Marathon trong các trò chơi Thế Vận Hội.

Cho dù nhận được tin của Pheidippides, người Sparta cũng không đem quân đến tiếp viện Athens chống lại Ba Tư xâm lược. Họ viện cớ đang tổ chức một lễ hội tôn giáo nên không muốn cất quân. Chỉ còn một mình chống giặc, người Athens với sự lãnh đạo của Miltiades, tiến quân tấn kích.

Trong trận đánh giữa Athens và Ba Tư, quân Ba Tư có quân số áp đảo. Họ có khoảng 25,000 binh lính bao gồm 5,000 kỵ binh. Ngược lại, người Athens chỉ gom chưa tới 10,000 bộ binh hoplite và không có kỵ binh.

Quân Ba Tư hạ trại sát bờ biển trong vịnh Marathon phía sau họ là một đầm lầy rộng lớn và họ tiến binh về phía đạo quân Athens khiêm tốn hơn đang dàn trận bên trái là biển, như Hình 6-2 minh họa.

Thêm vào đó người Ba Tư đã gởi một quân đoàn bộ binh và toàn bộ kỵ binh bằng thuyền đến Athens. Cục diện hầu như vô phương cứu chữa. người Athens phải đánh thắng nhanh quân Ba Tư gần Marathon rồi nhanh chóng trở về thành Athens trước khi quân Ba Tư đánh ập vào thành lũy Athens không người chống đỡ của họ.

Tình hình thập tử nhất sinh buộc người Athens phải có chiến lược táo bạo. Khi người Ba Tư tiến đánh, người Athens chạy về hướng trung tâm đội hình bộ binh của kẻ thù. Mặc dù trong tầm bắn của tên, nhưng áo giáp nặng của người Athens có thể bảo vệ được họ. Trung tâm là điều yếu nhất của đội hình quân Ba Tư, và thế là quân địch bắt đầu vỡ trận. Nhiều lính Ba Tư hốt hoảng và bắt đầu tháo chạy __ một số chạy vào đầm lầy và số khác trở lại chiến thuyền.

Thay vì truy kích binh lính Ba Tư, quân Athens giữ gìn đội hình và lập tức quay về Athens, mặc dù vừa trải qua một trận đánh cực kỳ ác liệt. Họ về đến thành Athens một giờ trước kẻ thù. Khi thuyền đến nơi, người Ba Tư không ngờ họ đã bị áp đảo về quân số liền vội vã trở lui qua Địa Trung Hải trắng tay.

Theo ghi chép người Ba Tư mất khoảng 6,000 binh so với Athens chỉ 192 người. Những chiến sĩ Athens trận vong này được an táng với đầy đủ nghi thức trong một gò đất vẫn còn tồn tại đến ngay nay. Đây là trận chiến thắng vẻ vang __ nhưng người Ba Tư còn trở lại.

Marathon là chiến tích lừng lẫy của Athens, nhưng sự kiện tiếp theo cũng quan trọng không kém.

Vào 483 BC bạc được phát hiện ở các mỏ ở Laureion vùng Attica lập tức mang lại sự thịnh vượng cho Athens. Của cải mới này làm cho các tầng lớp trung lưu phất lên, nhưng cuối cùng người Athens quyết định tiêu của cải của mình vào một việc cần kíp nhất __ thành lập một đội chiến thuyền.

Cuộc chạm trán với Ba Tư cho người Athens thấy rằng số phận của Hy Lạp lục địa thực sự là do hải quân Ba Tư định đoạt. Khoảng 480 BC người Athens thành lập một đội chiến thuyền gần 200 tàu. Người chủ xướng việc này là arkhon (một viên chức được bầu cử) là Themistocles đã hùng hồn bảo người Athens ‘Hãy nắm lấy biển cả’.

Phát biểu này sẽ vinh danh ông khi được minh chứng bằng cuộc chiến sau này chống kẻ thù Ba Tư.

Người Hy Lạp biết rằng Xerxes sẽ trở lại Athens và hiểu rằng muốn đánh bại lực lượng Ba Tưư cần phải phối hợp các nỗ lực của lục địa Hy Lạp.

Vào năm 481 và 480, các đại biểu các thành bang chính của Hy Lạp tổ chức hai kỳ đại hội tại đó 31 thành bang Hy Lạp tuyên thệ sẽ xếp lại những bất đồng và đoàn kết nhau chống quân Ba Tư. Họ dựng một đài tưởng niệm tại một địa điểm thiêng liêng ở Delphia như một biểu tượng của tình đoàn kết mới. Đại hội cũng bầu chọn Sparta tổng chỉ huy quân đội liên minh. Đối với người Hy Lạp hay chia rẽ, mức độ thỏa hiệp này thật đáng kinh ngạc.

Người Hy Lạp nhất định cần phải đoàn kết, vì lực lượng Ba Tư lần này thật khủng khiếp. Các nguồn tư liệu cổ cho rằng quân số khoảng một triệu người, nhưng chắc hẳn chỉ vào khoảng 150,000 vì theo tính toán việc vận chuyển và nuôi ăn một số quân đông hơn 150,000 sẽ trở ngại cho việc xâm lược.

Nóng lên tại Thermopylae và Artemision

Khi các đạo quân Hy Lạp tiến về hướng nam, họ phải chọn một vị trí chiến lược nhằm chận đứng quân đoàn Ba Tư. Cuối cùng các tướng lãnh chọn một lối đi hẹp ở phía nam lục địa Hy Lạp gần núi và biển. Địa điểm này nổi tiếng vì có nhiều suối sul-fua thiên nhiên nên có tên là Thermopylae, nghĩa là ‘nhiệt môn’. Đây là một sự chọn lựa tốt vì nếu kẻ thù muốn đi qua hẻm núi hẹp này họ sẽ phải trả một giá đắt về sinh mạng.

Đã chọn Thermopylae làm cứ điểm  người Hy Lạp điều động đội chiến thuyền mới đến Artemision, một mũi đất nhô ra từ góc đông bắc của bán đảo Euboean tại đó họ hy vọng sẽ ngăn chận được chiến thuyền Ba Tư không cho chúng yểm trợ bộ binh.

Một đạo quân Hy Lạp chỉ hơn kém 7,000 người chiến đấu tại Thermopylae, trong đó có 300 chiến binh thiện chiến người Sparta,  tất cả dưới sự chỉ huy của vua Leonidas người Sparta. Vì hẻm núi hẹp nên dù chỉ có quân số ít ỏi Leonidas cầm cự được hai ngày trước làn sóng binh lính Ba Tư tràn qua hết đợt này đến đợt khác. 300 chiến binh Sparta đứng ở vị trí tiên phong.

Sau khi tấn công nhiều lần vẫn không mở được đường qua hẻm núi với số thương vong rất cao, Xerxes thưởng công hậu hĩnh cho một người chăn dê đã chỉ một con đường độc đạo khác, còn hẹp hơn đường qua hẻm núi, đi vòng qua núi. Xerxes liền phái đạo quân lớn trong quân đoàn 10,000 chiến binh bất tử của ông qua con đường này để đánh tập hậu quân Hy Lạp.

Sử gia không hiểu tại sao Leonidas cho rút đại đa số quân Hy Lạp đang trấn giữ, chỉ chừa 300 chiến binh Sparta của mình và một số ít người khác. Sau cuộc chống trả oai hùng làm chậm bước tiến của quân đoàn Ba Tư, Leonidas và toàn bộ chiến binh của ông cuối cùng hi sinh. Quân Ba Tư tiến nhanh hơn về hướng nam nhưng sự chậm trễ của họ đã mang tính sống còn.

Chủ nghĩa anh hùng mà Leonidas và chiến binh Sparta thể hiện đã trở thành huyền thoại. Nhà thơ Sparta Simonides đã ca tụng bằng những vần thơ sau:

Ai đi qua đây, về nhắn lại với Sparta

Những vần thơ của Simonides chắc hẳn là cách mô tả cao tột nhất về tinh thần quả cảm của người Sparta. Leonidas và chiến binh của ông đã bước vào một trận đánh mà họ biết là mình không hề thắng được nhưng vẫn hiên ngang và chiến đấu đến người cuối cùng để ‘vâng mệnh nước.’

Trong khi trận đánh ở Thermopylae đang ác liệt, dọc bờ biển ở Artemision bão tố nổi lên làm nhiều chiến thuyền của Ba Tư va vào đá vỡ tan. Chưa hết, người Ba Tư sửng sốt trước sự xuất hiện của đội chiến thuyền  Hy Lạp, xông vào tóm bắt một số chiến thuyền của họ. Các chiến thuyền Ba Tư còn lại phải dong buồm về nam với ý định tập kết với Xerxes và lực lượng trên bộ trước khi mở cuộc tấn công vào Athens.

Người Hy Lạp cố thủ can thường ở Thermopylae và Artemision để giữ chân đoàn quân đông đúc của kẻ thù nhưng đó không phải là một trận thắng. Thành phố Athens vẫn trong tình trạng nguy ngập sau các trận đánh này. Quân Ba Tư đang tiến về nam và rắp tâm tấn công thành phố. Arkhon Themistocles biết rằng thành phố không thể giữ vững trước một lực lượng hùng hậu của kẻ thù, liền thuyết phục dân chúng đặt lòng tin vào đội thuyền Athens. Các công dân Athens bỏ thành phố lên thuyền chạy đến đảo Salamis, và đội thuyền Athens neo đậu gần đảo. người Ba Tư thừa dịp cướp bóc thành phố không người khi đội thuyền đi về nam. Sau đó đội chiến thuyền Ba Tư đi quanh bán đảo Attica và tiến gần đến đảo Salamis, nhưng muốn tiến xa hơn họ phải đi qua đội thuyền Athens.

Người Ba Tư còn có lợi thế về quân số, nhưng người Hy Lạp phản công bằng cách đánh lén và mưu mẹo. Người Hy Lạp sử dụng kế hoạch năm-bước xuất sắc:

Đội thuyền Ba Tư hoàn toàn bị phá hủy và không thể hồi phục. Họ mất khoảng 200 chiến thuyền còn Hy Lạp chỉ mất 40 chiếc.

Bước vào hiệp cuối: Trận đánh Platea

Sau những sự kiện gần Salamis, đội thuyền Ba Tư tan tành, kéo theo việc bộ binh bị cắt đứt khỏi viện binh. Khi tháng chín đến __ và cũng là thời điểm kết thúc mùa đi biển __ Xerxes quyết định đi vể bắc để dưỡng quân trong mùa đông và bỏ thời gian chỉnh đốn lại quân ngũ. Sau đó, Xerxes trở lại Tiểu Á. (Ắt hẳn ông lo lắng người Ionia có thể nổi dậy một lần nữa). Xerxes giao quyền chỉ huy quân đội cho con rễ Mardonios, xua quân về nam vào mùa xuân 479 BC.

Trận chiến này thực sự là hồi cuối __ quân Hy Lạp đối mặt với quân Ba Tư trên bộ. Thắng cả hoặc ngã về không.

Người Athens di tản dân chúng thêm một lần nữa, và quân Ba Tư cướp sạch một lần nữa. Tuy nhiên, trận tấn công này thuyết phục người Sparta cuối cùng tham gia cuộc chiến (kể từ trận đánh ở Thermopylae sự ủng hộ của họ khi vầy khi khác). Tư lệnh của lực lượng liên minh là một tướng Sparta trẻ tên Pausanias có vai trò nhiếp chính cho con trai còn trẻ tuổi của Leonidas (người đã hy sinh trong trận Thermopylae). Pausanias dẫn quân đi về hướng bắc vào vùng đất quanh thị trấn Platae.

Mặc dù người Sparta tham gia liên minh lần nữa, nhiều thành bang Hy Lạp khác từ chối tập hợp quân đội dưới lá cờ chính nghĩa của Athens. Khi quân Ba Tư di chuyển xuống phia nam, họ được bổ sung những đạo quân Hy Lạp ly khai từ Thebes, Thessaly, Procris, và Locris, và nhiều nữa. Những thành bang này không tin tưởng người Hy Lạp phương nam có thể thắng trận, cho nên họ giao số phận mình cho người Ba Tư vì tin chắc người Ba Tư sẽ sớm muộn gì cũng sẽ là những chúa tể của họ.

Trong thời gian khoảng hai tuần lễ, người Hy Lạp điều động quân trong vùng quê, tránh các mũi tấn công của các đội kỵ binh Ba Tư tinh nhuệ. Pausanias tỏ ra rất nóng ruột, muốn chọn một vị trí để dàn đội hình tấn công. Ông thử chuyển quân ban đêm, nhưng kế hoạch kết thúc trong sự rối loạn hoàn toàn. Khi bình minh ló dạng người Hy Lạp chỉ tiến được nửa đường đến Plataea. Mardonios, tư lệnh Ba Tư, cảm thấy rằng đã đến thời cơ cho người Ba Tư, liền mở cuộc tấn kích.

Nhưng Mardonios đã tính sai. Mặc dù quân Hy Lạp có phần nào chia tách, nhưng ngay vừa thấy kẻ địch chuẩn bị tấn công, bộ binh hoplite tinh nhuệ đã nhanh chóng vào đội hình phòng thủ, làm vô hiệu hóa đòn tấn công mưa tên của địch.

Khi đội hình bộ binh hai bên xông vào nhau, quân Ba Tư __ dù quân số áp đảo __ không thể địch lại với đội hình chiến binh hoplite trang bị nặng. Từ từ nhưng chắc chắn quân Hy Lạp đẩy lui binh lính Ba Tư. Mardonios bị giết ngay từ đầu và chẳng mấy chốc quân Ba Tư vỡ trận, tháo chạy khỏi chiến trường. Chiến binh Sparta liền truy kích và tàn sát không

thương tiếc hàng ngàn quân địch. Người Hy Lạp ghi một chiến tích lừng lẫy trong khi lực lượng kém hơn, phần lớn nhờ vào may mắn hơn là sự xét đoán khôn ngoan. Người Ba Tư bị đánh bại và chạy dài, và lần này họ không quay lại nữa.

Nhà thơ Simonides ghi lại trong văn bia tưởng niệm của người Hy Lạp  dành tặng cho những chiến sĩ hy sinh:

Nếu cái chết cao quý là phần vĩ đại nhất của lòng quả cảm, thì Số phận đã trao gởi cho chúng tôi điều cao cả này lớn lao hơn mọi thứ khác. Bởi vì sau khi đã tận lực mang tự do về cho Hy Lạp, chúng tôi nằm xuống nơi đây để nhận được lời ca tụng mãi mãi xanh tươi

Một trận đánh bị quên lãng __ Mykale

Những gì xảy ra sau đó thường bị lịch sử lãng quên. Marathon, Thermopylae, Salamis, và Plataea luôn được coi là những trận đánh lớn nhất trong Chiến Tranh Ba Tư trong khi chính tại Mykale hành động cuối cùng mới thực sự được hoàn tất.

Khi những gì còn lại của đội chiến thuyền Ba Tư lên đường về nhà băng qua Địa Trung Hải, chiến thuyền Hy Lạp truy kích ráo riết và nhanh chóng bắt kịp. Sau những gì xảy ra ở Salamis, quân lính Ba Tư không còn lòng dạ nào chiến đấu trên biển, vì thế họ đáp thuyền vào mũi Mykale đối diện đảo Samos, tại đó họ hợp lực với một số lực lượng Ba Tư đã ở lại phía sau trong vùng Tiểu Á.

Quân Hy Lạp, do một vì vua Sparta khác là Leotykhidas (mỗi năm Sparta có hai vua) thống lĩnh, càn quét bãi biển và đốt cháy đội thuyền Ba Tư. Khi quân Ba Tư cố chống trả trong tuyệt vọng, người Ionia, trước đây là một bộ phận của quân đội Ba Tư, đã trở mặt về với người Hy Lạp.

Sau trận Mykale, quân Ba Tư mới thực sự bị đánh bại hoàn toàn, và Chiến Tranh Ba Tư mới thực sự cáo chung.

Chiến Tranh Ba Tư là những biến cố lịch sử vĩ đại có tác động đến tiến trình của nền văn minh phương tây. Tưởng tượng sự vật sẽ khác ra sao nếu người Ba Tư chiến thắng. Hầu như mọi thứ trong những chương tiếp theo của quyển sách này sẽ không hề xảy ra. Sẽ không có Thế Vận Hội ở Luân Đôn năm 2012, và người ta sẽ không tranh luận có nên trả lại những tác phẩm điêu khắc của Điện Parthenon đang ở Bảo Tàng British Museum về cho Hy Lạp hay không. Ai biết các ngành nghệ thuật, cách tổ chức chính quyền, và khoa học __ chỉ mới liệt kê một ít lãnh vực then chốt __ sẽ tiến hóa ra sao nếu không có chiến thắng của Hy Lạp. Lịch sử thế giới sẽ rất khác.

Mặc dù chiến thắng trong Chiến Tranh Ba Tư làm lợi cho tất cả thành bang Hy Lạp, nhưng nổi lên một thành bang đặc biệt hùng mạnh. Vâng, dù chính Sparta đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Hy Lạp,  nhưng sử gia Herodotus vinh danh chiến công đánh bại quân Ba tư cho người Athens.

Đội chiến thuyền mới của Athens không có đối thủ ở bất cứ nơi đâu trong thế giới Hy Lạp và vai trò đi đầu của nó trong cuộc kháng chiến đã nâng tầm ảnh hưởng của người Athens trong mọi quyết định kinh tế và chính trị trong thời gian sắp tới. Vị thế của Athens thúc đẩy một thời kỳ mới trong quá trình xây dựng đế chế.