Chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News (có trụ sở tại Singapore) thông tin Ấn Độ vừa ban hành quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Tuy nhiên, kèm theo điều kiện giá sàn để xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn. Hiệu lực áp dụng từ ngày 28-9.

Nâng cao chất lượng gạo để tăng cạnh tranh

Vì vậy, các giải pháp đưa ra để xây dựng thương hiệu riêng, đặc trưng cho gạo Việt Nam, là doanh nghiệp Việt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao… Theo ông Tân, đây là những giải pháp mà chúng ta có thể yên tâm để cạnh tranh một cách sòng phẳng với các nước khác.

Về các chính sách của Ấn Độ, ông Tân đánh giá "là sẽ có tác động, nhưng không phải quá e ngại". Ông nhắc lại trước đây khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng cần phải cân nhắc dừng xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Vì vậy, thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định sẽ thực hiện đúng nguyên tắc là đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Khi đã đảm bảo được sẽ đẩy mạnh xuất khẩu.

Trước đó từ ngày 28-9, Ấn Độ ban hành lệnh dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với loại gạo thường phi basmati, đồng thời quy định giá xuất khẩu tối thiểu đối với mặt hàng này là 490 USD/tấn.

Sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm, giá gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam và các nước như Thái Lan, Pakistan đều có xu hướng giảm từ 15 - 50 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất khẩu ngày 3-10 đang ở mức 539 USD/tấn - cao hơn so với các nước Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan từ 10 - 40 USD/tấn.

Tương tự gạo 25% tấm của Việt Nam cũng đang bán ở mức cao nhất 510 USD/tấn, còn Thái Lan bán 493 USD/tấn, Ấn Độ 491 USD/tấn, Pakistan 467 USD/tấn.

Dịp này, 3 địa phương của Nghệ An là Nghi Lộc, Cửa Lò, Hưng Nguyên từng bị cấm đưa lao động sang Hàn Quốc vừa nhận được công văn đồng ý tuyển dụng phía bạn. Đây là những tín hiệu vui cho lao động Nghệ An trước một thị trường đầy tiềm năng như Hàn Quốc.

Trung tâm Lao động ngoài nước vừa có Công văn số 1064/ TTLĐNN-TCLĐ về việc phối hợp tổ chức tuyển chọn người lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2024. Theo đó, Nghệ An là 1 trong 4 tỉnh có các địa phương từng bị cấm nay được gỡ lệnh, được phép tham gia tuyển chọn đợt này.

Hàn Quốc sẽ tuyển chọn 15.300 người ở 4 ngành nghề. Trong đó, có 11.200 chỉ tiêu ngành sản xuất chế tạo, gần 900 người ngành nông nghiệp, 200 chỉ tiêu xây dựng và hơn 3.000 vị trí ngành ngư nghiệp. Đây được xem là cơ hội tốt cho lao động ở thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên khi nhiều năm liên tục họ không có cơ hội được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

Nhận được thông tin này, huyện Hưng Nguyên đã gửi công văn xuống các xã có đông lao động trong độ tuổi và có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Ông Nguyễn Xuân Hiệp - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hưng Nguyên cho biết: Hiện chúng tôi có 18.000 - 20.000 lao động đang làm việc tại các thị trường châu Âu, châu Á, trong đó có tới 1.000 - 1.200 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo diện du học sinh hoặc E7. Trong năm 2023 nhiều lao động ở Hàn Quốc hết hạn đã trở về địa phương, nhờ thế mà những lao động đang ở nhà có cơ hội được tiếp cận với chương trình này. Ông Hiệp cũng cho biết, hiện có 1.000 lao động của huyện đang đăng ký học tiếng Hàn và định hướng ở Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để kịp làm hồ sơ cho đợt thi tuyển đầu tiên.

Lao động Nghệ An tìm hiểu cơ hội XKLĐ sang các thị trường có thu nhập cao. Ảnh tư liệu của Đình Tuyên

Xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên hiện có 500 lao động đang tham gia làm việc ở ngoài nước, trong đó có 60 lao động làm việc tại Hàn Quốc. Ông Nguyễn Văn Quế - cán bộ chính sách xã cho biết: “Đợt này xã có 80 người đang theo học các lớp tiếng Hàn để kịp thi tuyển. Đây là những lao động có tay nghề và đã từng được đào tạo ở nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, thậm chí có nhiều lao động đã từng làm việc ở các thị trường như Đài Loan, Trung Đông. Địa phương sẽ tạo điều kiện hết mức, tìm các nguồn vốn vay và liên kết với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để giúp người lao động có được hành trang tốt nhất”.

Thị xã Cửa Lò từng là địa phương có đông lao động làm việc và cư trú tại Hàn Quốc. Theo thống kê, tại thời điểm tháng 3/2023 có tới 212 lao động của thị xã đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến cuối năm, số lao động này đã trở về nước gần hết. Ông Nguyễn Thanh Minh - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Thị xã Cửa Lò cho biết: Bằng nhiều biện pháp trong đó có tuyên truyền, sự phối hợp của phía bạn, đến nay nhiều lao động cư trú bất hợp pháp quê ở thị xã Cửa Lò đã về nước, tạo cơ hội tiếp cận thị trường thu nhập cao này cho lao động ở nhà. Theo khảo sát, hiện thị xã Cửa Lò có gần 2.000 lao động đang có mong muốn được sang Hàn Quốc làm việc.

Cam kết không cư trú bất hợp pháp

Đến ngày 31/3/2023, toàn tỉnh Nghệ An hiện có 2.311 người lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Thời gian qua, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc, nhiều hình thức vận động lao động về nước theo quy định. Các địa phương trực tiếp làm việc với các gia đình có người lao động, đồng thời không xác nhận hồ sơ và các thủ tục, giấy tờ cần thiết của những lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc khi những lao động này có anh, em ruột đang cư trú bất hợp pháp tại quốc gia này...

Sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, vận động, số lao động bất hợp pháp giảm xuống rất nhiều. Đến cuối tháng 12/2023, 3 địa phương là Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TX Cửa Lò chính thức được Hàn Quốc thông báo được gỡ lệnh cấm. “Những địa phương này được ghi nhận có số lao động cư trú bất hợp pháp thấp hơn 70 người, tỷ lệ hết hạn hợp đồng trở về nước cao”, ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng An toàn lao động - Việc làm, Sở LĐ-TB&XH cho biết.

Anh Võ Chí Công, ở khối Trung Thành, phường Nghi Hải, TX. Cửa Lò từng lao động ở Hàn Quốc theo diện thương mại tức là thi tuyển trực tiếp với doanh nghiệp phía bạn với thời hạn 1 năm. Công được tuyển dụng ngành xây dựng và có thu nhập khá, nhưng anh vẫn chấp hành nghiêm thời hạn hợp đồng và trở về nước sau 1 năm làm việc ở xứ sở Kim chi. Những ngày đầu năm 2024, nhận được thông tin phía Hàn Quốc tuyển dụng lao động theo chương trình EPS, Công đăng ký ngay và đang tham gia lớp học tiếng Hàn do Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức.

Công cho biết: “Hàn Quốc gỡ lệnh cấm là một sự may mắn với lao động chúng em, và để có được sự trở lại xứ Hàn lần này phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền cho lao động cư trú bất hợp pháp về nước. Thế nên để cho anh chị em mình có cơ hội được đi Hàn sau này, em cam kết sẽ về nước đúng thời hạn”.

Phó Chủ tịch phường Nghi Hải thị xã Cửa Lò - Lê Ngọc Minh cho biết: Hiện địa phương có khoảng 181 người đang cư trú tại Hàn Quốc và hầu hết là những lao động còn trong hợp đồng theo diện du học, hoặc E7 vì thế những lao động thi đỗ trong đợt tuyển dụng EPS tới đây sẽ có những cam kết đặc biệt để đảm bảo thực hiện đúng thời hạn 4 năm 10 tháng theo quy định của hợp đồng EPS.

Theo Công văn số 1064/ TTLĐNN-TCLĐ về việc phối hợp tổ chức tuyển chọn người lao động theo Chương trình EPS, lao động tham gia kỳ thi tuyển lần này phải là những người chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc. Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp theo Visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm; lao động không bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam; không có thân nhân đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn phí xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước. Trong trường hợp này người lao động phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh...