Trong 5 năm 2018 – 2022, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình của Việt Nam là 11,62% so với cùng kỳ và nhập khẩu là tăng 11,27%. Kể cả trong giai đoạn trong nước và quốc tế chịu cú sốc Covid – 19 (giai đoạn 2020), xuất nhập khẩu suy giảm nhưng vẫn tăng trưởng dương.
Kinh tế thị trường tại Việt Nam
Nhìn chung, năm 2023 là một năm khó khăn với Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động khá lớn từ các chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các chính sách của các nền kinh tế lớn do Việt Nam là nước đang phát triển với kinh tế có độ mở lớn. Dưới đây là các thông tin đáng chú ý:
Các mặt hàng xuất nhập khẩu tiêu biểu năm 2023 và quý I/2024
Tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng năm 2023 và quý I/2024
Dưới đây là thống kê những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiêu biểu năm 2023 và so sánh với Quý I/2024.
Kinh tế thị trường thế giới
Sau đại dịch Covid, kinh tế thế giới nói chung năm 2023 đã có sự phục hồi nhẹ nhưng vẫn kéo theo nhiều hệ lụy. Các điểm đáng chú ý của bối cảnh kinh tế thế giới năm 2023 gồm:
Những mặt hàng nổi bật trong báo cáo xuất khẩu Việt Nam
Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu có những ghi nhận sau:
Kết luận báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 và quý I/2024
Nhìn chung, năm 2023 là một năm khó khăn đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Một số ý chính như:
Mặc dù tổng cầu thế giới sụt giảm, kinh tế thế giới cũng chững lại nhưng kinh tế Việt Nam năm 2023 cũng vượt qua khó khăn, ghi nhận một số điểm sáng sau:
Đánh giá tổng quan tình hình xuất nhập khẩu quý I năm 2024 như sau:
Trên đây là những thông tin rút gọn và nêu bật những điểm quan trọng trong báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm vừa qua. Qua những thông tin trên, doanh nghiệp có thể có được cái nhìn tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể so sánh, phân tích và đưa ra những đánh giá, nhìn nhận về thị trường xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Chu Quang Hải, Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An, giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị kể từ ngày 1/12/2024.
(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
Xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta có nhiều chỉ dấu sẽ vượt xa kỷ lục (732 tỷ USD) của năm 2022, bởi tín hiệu tích đơn về hàng xuất khẩu của nhiều nhóm hàng chục tỷ USD cùng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.
Theo dữ liệu của Tổng cụcn Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2024 đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023, tương ứng tăng thêm gần 69 tỷ USD.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 244,41 tỷ USD, tăng 16%, nhập khẩu đạt 228,92 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. cán cân thương mại xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều duy trì tăng trưởng 2 con số. Riêng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại - linh kiện và máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đã mang về 108 tỷ USD tính đến 15/8.
Dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 42,59 tỷ USD, tăng 28,9%. Còn điện thoại các loại và linh kiện đạt 34,8 tỷ USD tăng 11,1%, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đứng thứ ba với 30,06 tỷ USD tăng 21,3%.
Ở chiều nhập khẩu, do đơn hàng tăng nên lượng nhập khẩu cũng tăng mạnh để đảm bảo đầu vào cho sản xuất.
Nhập khẩu một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 28,2%; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 16,5%; sắt thép các loại tăng tăng 22,5%...
Về thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tới hầu hết các thị trường, nhất là các thị trường là đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch tính đủ 7 tháng ước đạt 66,09 tỷ USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng tới 24,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm gần 20%). Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 7,2%; thị trường EU ước đạt 29,34 tỷ USD, tăng 15,8%; Hàn Quốc ước đạt 14,39 tỷ USD, tăng 9%; Nhật Bản ước đạt 13,46 tỷ USD, tăng 2,8%.
Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của thị trường thế giới gia tăng, đồng nghĩa với doanh nghiệp trong nước đang có nhiều thêm các đơn hàng xuất khẩu. Xuất nhập khẩu hàng hóa từ đầu năm đến nay tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ cao hơn trong năm 2024, nhờ sự phục hồi xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, du lịch, tiêu dùng và tiêu dùng.
Cụ thể, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024, 6,5% trong 2 năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% năm 2023, cho thấy khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
Ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB cho biết: "Nửa đầu năm nay nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu hàng xuất khẩu phục hồi. Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giảm sát các rủi ro trong thị trường tài chính".
Theo báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 7/2024 của S&P Global cũng. ghi nhận tín hiệu khả quan của ngành sản xuất Việt Nam đã vượt 54 điểm, cùng đó là số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh khiến các nhà sản xuất tăng sản lượng.
Sự cải thiện đáng kể được ghi nhận ở tất các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản.
2022 được xem là năm lập kỷ lục về xuất nhập khẩu, vượt 732 tỷ USD, trong đó xuất khẩu lần đầu tiên vượt 371 tỷ USD. Còn 2023, chịu tác động của kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm, xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD.
Với tình hình đơn hàng hiện tại và nhìn vào tốc độ tăng tốc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, xuất nhập khẩu có nhiều khả năng về đích vượt xa kỷ lục của năm 2022.
Để đạt được kết quả xuất nhập khẩu khả quan nhất trong những tháng còn lại, Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ ngành hàng, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt tận dụng tối đa ưu đãi do các FTA mang lại như: CPTPP, EVFTA, RCEP… nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh đàm phán, ký kết, phê chuẩn các FTA, liên kết kinh tế mới, trước mắt với Israel, UAE, để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.