Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Du ngoạn các nước giàu nhất thế giới cùng Pan American Travel

Nhìn chung, trong top 5 nước giàu nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại, có tới 4 quốc gia nằm trong khu vực châu Âu. Qua đó, có thể thấy được rằng, nền kinh tế châu Âu đã và đang được phát triển rất mạnh mẽ, bền vững, đảm bảo đời sống và những quyền lợi xã hội cho mỗi công dân của họ.

Nếu quý vị đang lên kế hoạch cho chuyến du ngoạn châu Âu sắp tới, đặc biệt là những nước giàu nhất thế giới có trong bảng xếp hạng trên, hãy để Pan American Travel giúp đỡ. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đường tour được sắp xếp khoa học, thú vị, không bỏ lỡ bất cứ điểm đến đẹp nào trên mảnh đất châu Âu. Từ Luxembourg cổ kính tới quốc đảo “ngọc lục bảo” Ireland, Na Uy thanh bình tới những ngôi làng cổ tích ẩn mình sau dãy núi tuyết Alps ở Thụy Sĩ. Tất cả sẽ được “đóng gói” một cách hoàn hảo trong những hành trình du lịch cùng Pan American Travel!

Liên hệ với Pan American Travel để được tư vấn chi tiết!

Gwendolyn Phung hiện là một Travel Blogger có tiếng tại Việt Nam, đồng thời là Cố vấn du lịch cho các sản phẩm tour Châu Âu, Châu Mỹ của công ty du lịch Pan American Travel. Ngay từ những ngày tháng còn là du học sinh Thuỵ Sĩ, cô đã chia sẻ đến độc giả và người xem những trải nghiệm du lịch hấp dẫn khắp các quốc gia Châu Âu. Tính đến nay, Gwendolyn đã trở thành gương mặt tiêu biểu trong ngành du lịch, một trong những Influencer, Review du lịch quốc tế có nhiều người theo dõi nhất trên các nền tảng Mạng xã hội. Cô đã khám phá tất cả các quốc gia Châu Âu, mở rộng bản đồ du lịch đến Châu Mỹ và xa hơn là lục địa đen Châu Phi.

Theo danh sách các nước giàu nhất thế giới do tạp chí Global Finance công bố, Luxembourg, Singapore, Ireland, Qatar… là những nước đầu bảng giàu nhất thế giới.

Các chỉ số đánh giá sự giàu có của một quốc gia giữa các bảng xếp hạng có thể khác nhau, nhưng thông thường vẫn bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hay tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Việc xem xét GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia trên toàn cầu là một tham số quan trọng để xếp hạng các quốc gia về độ giàu có và so sánh các nước với nhau.

Luxembourg được xếp hạng là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, theo World Population Review, GDP bình quân đầu người không nhất thiết phải tương ứng với mức lương trung bình mà một người dân ở nước đó nhận được. Ví dụ, GDP bình quân đầu người năm 2019 của Mỹ là hơn 65.279 USD, nhưng mức lương bình quân hàng năm của người Mỹ chỉ ở 51.916 USD và mức lương trung bình là hơn 34.248 USD.

Do đó, tổ chức này cho rằng, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có những người sống trong nghèo đói, và ở những quốc gia nghèo nhất cũng có một số cá nhân cực kỳ giàu có. Nhưng đó là chỉ số về công bằng sức khỏe tài chính chung của một quốc gia.

Vì vậy, Global Finance cho rằng nếu xếp hạng dựa trên tiêu chí GDP là chính thì những quốc gia giàu nhất là những quốc gia lớn nhất.

Ví dụ như bảng xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dựa theo GDP thì Mỹ đứng đầu với 18.600 tỷ USD, Trung Quốc với 11.200 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với 4.900 tỷ USD, Đức với 3.400 tỷ USD, Vương quốc Anh với 2.600 tỷ USD, Pháp với 2.500 tỷ USD, Ấn Độ với 2.200 tỷ USD, Italy với 1.800 tỷ USD, Brazil với 1.800 tỷ USD và Canada với 1.500 tỷ USD.

Vậy làm thế nào mà nền kinh tế của những quốc gia nhỏ như Luxembourg có thể sánh ngang với những cường quốc trên?

World Population Review lý giải, giá trị GDP đôi khi có thể bị thay đổi bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví như một số nước như Ireland và Thụy Sĩ được coi là những "thiên đường thuế" nhờ các quy định về thuế của chính phủ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Đối với những nước này, một lượng lớn đáng kể được ghi nhận trong GDP có thể là tiền mà các công ty nước ngoài kiếm được thông qua quốc gia đó, trái ngược với thu nhập thực sự ở đó.

Luxembourg, quốc gia cũng được coi là thiên đường thuế, có một đặc điểm khác, đó là tỷ lệ lao động xuyên biên giới cao, gần 212.000 người trong quý II/2021. "Mặc dù họ đóng góp vào sự giàu có của nước này, nhưng họ không được tính đến khi chia GDP theo đầu người, do đó dẫn đến con số này cao một cách giả tạo", đài truyền hình RTL của nước này cho biết.

Do đó, để bù lại ảnh hưởng của thiên đường thuế này lên GPD quốc gia, nhiều nhà kinh tế đã xem xét cả chỉ số GNI.

Ngoài ra, còn có các yếu tố chính dẫn đến sự giàu có của một số quốc gia nhỏ. Theo đó, Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore có lĩnh vực tài chính và chế độ thuế được cấu trúc để thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài. Hay như Qatar, Brunei, UAE có trữ lượng lớn về hydrocarbon và các tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác; Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc), thiên đường cờ bạc của châu Á, với các casino thu hút nhiều khách du lịch giàu có.

Tuy nhiên, trong năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm hoạt động sản xuất, các chỉ số trên phải điều chỉnh. Đại công quốc Luxembourg được coi là quốc gia vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu.

Là quốc gia nhỏ không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp và Đức, với dân số chỉ 642.371 người, Luxembourg là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 5%, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 82 tuổi. Ở Luxembourg, người dân được miễn phí về chăm sóc y tế, giáo dục và giao thông công cộng.

Dưới đây là 10 nơi giàu nhất tính theo GDP đầu người theo xếp hạng của Global Finance.

5. Đặc khu Macao, Trung Quốc: 85.611 USD

VOH - Những đất nước sạch nhất thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt các chiến lược bảo vệ môi trường để cải thiện hệ thống quản lý chất thải và duy trì chất lượng không khí.

Hiện nay, vấn đề quản lý, phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với "bền vững môi trường" được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, các nước phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm ở nhiều mức độ. Vậy làm thế nào để đánh giá tính bền vững về môi trường tại các quốc gia và đất nước nào sạch nhất thế giới? Hãy cùng VOH khám phá ngay sau đây!

Vương quốc Anh - Chỉ số EPI: 77,7

Với dân số khoảng 67,5 triệu người, việc Vương quốc Anh là quốc gia sạch và thân thiện với môi trường thứ hai thế giới là rất ấn tượng. Đất nước này có điểm tuyệt đối về nước uống, vệ sinh và khí thải ô nhiễm.

Sau Đan Mạch, Phần Lan là quốc gia Bắc Âu thứ hai nằm trong danh sách những đất nước xanh - sạch - đẹp nhất thế giới.

Ở quốc gia được mệnh danh là "vùng đất của Mặt Trời lúc nửa đêm" này có khoảng 42% năng lượng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Phần Lan đứng thứ ba trên thế giới về chất lượng không khí (93,5) và đã đạt được điểm 100 hoàn hảo về vệ sinh, nước uống và phơi nhiễm kim loại nặng. Nước này cũng ưu tiên bảo tồn rừng và động vật hoang dã.

Malta được mệnh danh là “Ngôi làng Châu Âu” và “Trái tim Địa Trung Hải”, nổi tiếng với những bãi biển, khối đá tuyệt đẹp cùng di sản văn hóa đặc biệt.

Chỉ trong 2 năm, từ năm 2020 đến 2022, quốc đảo Malta đã tăng vọt từ vị trí thứ 23 lên thứ 4 trong bảng xếp hạng EPI. Trong đó có điểm số tuyệt đối về nước uống và lượng khí thải oxit nitơ (N2O).

Nếu hầu hết các quốc gia trong bảng xếp hạng EPI đều mất điểm hoặc tăng không đáng kể thì Malta lại tăng tổng điểm lên đến 4,5. Ví dụ: Đan Mạch mặc dù tiếp tục giữ vững vị trí đất nước sạch nhất thế giới nhưng tổng điểm lại giảm từ 82,5 (năm 2020) còn 77,9 (năm 2022). Hay Thụy Sĩ từ vị trí thứ 3 năm 2020 với số điểm 81,5 nay chỉ còn 65,9 năm 2023.

Tăng 3 bậc so với năm 2020, Thụy Điển là đất nước "xanh" thứ 5 hành tinh. Quốc gia này chú trọng đến tính bền vững, giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời tập trung phủ xanh đất nước, bảo tồn rừng, biển và môi trường sống hoang dã.

Mặc dù dân số và GDP tăng trưởng nhanh chóng, Đại công quốc Luxembourg vẫn đạt được hiệu quả đáng kể trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chỉ số EPI của Luxembourg là 72,3, nhưng ấn tượng nhất là điểm vệ sinh (100), nước uống (97,8) và xử lý nước thải (98).

Có diện tích khiêm tốn trên bản đồ, nhưng Luxembourg lại là nước giàu nhất hành tinh. Nơi đây còn là một trung tâm di sản văn hóa thế giới và là nơi tập trung đa dạng sắc màu văn hóa châu Âu. Đặc biệt, cảnh sắc vùng nông thôn của Luxembourg đẹp như tranh vẽ với những khu rừng trù phú và nhiều công viên thiên nhiên.

Xem thêm: Bảng xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực”nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ mấy? Top 10 nước đông dân nhất thế giới năm 2022 Sự thật về 10 quốc gia ít dân nhất thế giới hiện nay

Tương tự như Malta, Slovenia đã chuyển từ vị trí thứ 18 năm 2020 lên vị trí thứ 7 toàn cầu năm 2022. Quốc gia này có nguồn tài nguyên phong phú với hơn một nửa diện tích lãnh thổ là rừng bao phủ. Trong thập kỷ qua, Slovenia đã đạt được những hiệu quả đáng kể trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, như hạn chế ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp; phân loại, xử lý, tái chế rác thải...

Mặc dù đã tụt 2 hạng so với năm 2020, Áo vẫn là 1 trong số 10 quốc gia sạch nhất thế giới. Đất nước này có những quy định nghiêm ngặt nhất Châu Âu về ô nhiễm không khí, hóa chất và quản lý chất thải.

Khoảng 2/3 diện tích của Áo được bao phủ bởi những khu rừng, đồng cỏ cùng hệ thực vật và động vật đa dạng. Trong những năm qua, quốc gia này đã thành lập nhiều vườn quốc gia cùng các công viên tự nhiên để bảo vệ các chủng loại động thực vật.

Đặc biệt, Áo cũng là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ xanh. Áo nỗ lực phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030, năm 2018 tỷ lệ này đã là 77%. Đất nước này cũng đã đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng vào năm 2020 và đặt mục tiêu chấm dứt hoạt động sưởi ấm bằng than và dầu vào năm 2035.

Không chỉ liên tục được xếp hạng trong top 20 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người, Áo còn là một trong những quốc gia Châu Âu đáng sống nhất.

Từng giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng EPI năm 2020, Thụy Sĩ nay là quốc gia sạch thứ 9 trên thế giới. Trong đó điểm nước uống và vệ sinh đạt tuyệt đối.

Suốt những năm qua, Thụy Sĩ đã thực hiện thành công nhiều chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học, ngăn chặn tình trạng mở rộng đô thị, bảo tồn chất lượng nước. Do đó, quốc gia này luôn được biết đến với nguồn nước sạch cùng đời sống hoang dã phong phú.

Năm 2020, Iceland xếp thứ 17 trên bảng xếp hạng EPI với số điểm 72,3. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2022, vương quốc "mặt băng dạ lửa" đã thăng hạng đứng thứ 10 quốc gia sạch nhất thế giới với số điểm 62,8, chỉ vượt qua Đức (xếp thứ 10 năm 2020) 0,4 điểm. Iceland giữ điểm tuyệt đối về nước uống, vệ sinh và chỉ số môi trường sống của các loài.

Đất nước này tích cực thực hiện các chương trình ngăn ngừa tác động tiêu cực đến môi trường như giảm nhu cầu năng lượng, tối đa hóa việc sử dụng khí đốt thân thiện với môi trường, ngăn ngừa lãng phí, giảm thiểu việc tạo ra chất thải, tối đa hóa tỷ lệ tái chế...

Một điểm đặc biệt của Iceland chính là đất nước này không hề có muỗi. Bởi ở đây không có ao cạn, cộng thêm việc khí hậu thay đổi nhanh chóng nên không tạo điều kiện cho loài muỗi phát triển. Với khung cảnh tươi đẹp, môi trường sống thân thiện, ít cạnh tranh việc làm cùng nhiều điều thú vị khác, Iceland liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc trên thế giới.

Trên đây là top 10 đất nước sạch nhất thế giới. Cải thiện chỉ số EPI là nhu cầu tất yếu đế các quốc gia hướng đến phát triển bền vững, hài hòa cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Thường thức.

Đất nước đáng sống nhất thế giới không chỉ mang đến sự thoải mái về cuộc sống vật chất mà còn liên quan đến đời sống tinh thần. Mỗi quốc gia sẽ có những nét đẹp văn hóa, truyền thống đặc trưng riêng và điểm chung chính là đều mang đến môi trường sống tuyệt vời cho người dân.

Những đất nước đáng sống nhất thế giới