Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh. Trường hợp mắc bệnh thì triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn, điều trị dễ hơn và ít xảy ra biến chứng. Dưới đây là các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ không được bỏ qua.

Không tiêm hoặc tiêm vắc xin trễ lịch cho trẻ sơ sinh có sao không?

Cần cố gắng bảo đảm khoảng cách giữa các lần chủng ngừa/uống vắc xin theo đúng lịch hẹn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu trẻ chích ngừa/uống vắc xin trễ so với lịch thì có thể bị mắc bệnh do vắc xin chưa tạo đủ kháng thể bảo vệ. Đặc biệt, với những vắc xin có giới hạn tiêm ngắn như Rotavirus – phụ huynh cần ghi nhớ thời điểm vàng chủng ngừa (trước 8 tháng tuổi) để trẻ để bảo vệ toàn diện.

Tuy nhiên, việc chích ngừa/uống vắc xin trễ so với lịch hẹn không làm giảm nồng độ kháng thể sau khi hoàn thành các mũi chích ngừa mặc dù hiệu lực bảo vệ có thể không đạt được cho đến khi đủ số liều theo quy định. Ngoại trừ vắc xin thương hàn uống, bất kỳ sự gián đoạn lịch chủng ngừa/uống vắc xin nào đều không đòi hỏi chủng ngừa/uống vắc xin lại từ đầu hoặc bổ sung một liều khác.

Trẻ từ giai đoạn 0-2 tuổi có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh nguy hiểm. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài và học hỏi những điều thú vị xung quanh. Để trang bị cho con nền tảng miễn dịch vững mạnh trên hành trình khôn lớn, vắc xin chính là món quà ý nghĩa cha mẹ có thể dành tặng con yêu trong những tháng năm đầu đời.

Các mũi tiêm cho trẻ 3 tháng tuổi

Khi trẻ em đạt 3 tháng tuổi, việc tiêm/ uống liều thứ 2 của vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 rất quan trọng. Tuy nhiên nếu bạn đã chọn vắc xin 5 trong 1, bạn cần bổ sung một mũi tiêm phòng viêm gan B.

Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 giúp phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B. Việc tiêm mũi thứ 2 sẽ gia tăng hiệu lực bảo vệ của vắc xin sau mũi 1, giúp cơ thể của trẻ chống lại bệnh tật mạnh mẽ hơn và kéo dài thời gian bảo vệ.

Các biện pháp theo dõi sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Sau khi tiêm phòng, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ là rất quan trọng để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý thích hợp.

Theo dõi các phản ứng sau tiêm của trẻ để có thể xử trí nhanh chóng.

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đầy đủ

Bất cứ trẻ sơ sinh nào ngay từ khi mới chào đời cho đến các độ tuổi theo quy định đều cần được tiêm vắc xin. Vắc xin không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm. Mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hạn chế mắc các bệnh miễn dịch.

Khi tiêm vắc xin, trẻ cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin với liều lượng phù hợp. Vắc xin kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngăn chặn các tác nhân gây ra những chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hiện nay, các loại vắc xin được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc và chi phí mỗi lần tiêm tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin. Thay vì bỏ qua lịch tiêm vắc xin cho trẻ, cha mẹ nên cập nhật lịch tiêm chủng thường xuyên. Đây là cách nhanh chóng và hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Thời điểm cần tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được đưa đi tiêm vắc xin đúng lịch, tránh để nhỡ lịch tiêm. Bởi có thể xảy ra một số trường hợp trẻ mắc bệnh do bỏ nhỡ lịch tiêm chủng. Cha mẹ cần theo dõi các thời điểm sau để đưa trẻ sơ sinh đi tiêm vắc xin càng sớm càng tốt:

Thời điểm cần tiêm vắc xin cho trẻ

Sau sinh (càng sớm càng tốt): Trẻ sẽ tiêm mũi vắc xin phòng bệnh Lao - BCG. Vắc xin được tiêm 1 mũi duy nhất với liều 0.1ml.

24 giờ sau sinh: Lúc này, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B.

Sau khi tiêm các mũi vắc xin trên, trẻ sẽ được tiêm các mũi vắc xin còn lại khi đủ các độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tuổi trở lên.

Lịch tiêm vaccine cho trẻ sơ sinh

Trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng lao và viêm gan B.

Đây là những mũi tiêm đầu đời mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tránh lây truyền virus từ mẹ sang con. Việc trì hoãn tiêm vắc xin phòng lao ở trẻ sơ sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao, đặc biệt là khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và không đủ khả năng tự bảo vệ trước tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Bệnh lao có thể gây tổn thương tới phổi và lan sang các cơ quan khác như xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và màng não. Một trong những biến chứng nghiêm trọng của lao màng não ở trẻ sơ sinh là liệt tay chân, động kinh, bại não, suy giảm trí tuệ và rối loạn tâm thần.

Viêm gan siêu vi B là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và là nguyên nhân gây ung thư đứng thứ hai sau thuốc lá, chiếm hơn 80% các trường hợp ung thư nguyên phát. Nếu thai phụ mắc viêm gan B, khả năng lây nhiễm cho thai nhi là từ 30% đến 40%. Virus viêm gan B có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi trong tử cung, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, hiệu quả bảo vệ khỏi virus viêm gan B có thể lên đến 95%.

Tiêm vacxin có an toàn cho trẻ sơ sinh không?

Vaccine được nghiên cứu kỹ lưỡng và qua nhiều giai đoạn kiểm nghiệm trước khi được chấp thuận sử dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh. Mặc dù có thể xuất hiện một số phản ứng nhẹ như sưng đỏ tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, nhưng những phản ứng này thường không nghiêm trọng và sẽ nhanh chóng giảm bớt.

Các mũi tiêm cho trẻ 4 tháng tuổi

Khi trẻ đạt 4 tháng tuổi, bạn cũng cần tiếp tục tiêm mũi thứ 3 của vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Việc tiêm mũi thứ 3 cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo rằng cơ thể của trẻ được khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. (2)

Ngoài ra, trẻ cũng cần tiêm mũi thứ 2 của vắc xin Synflorix (Bỉ) hoặc Prevenar 13 (Bỉ) để phòng ngừa viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não do phế cầu khuẩn. Đây là những bệnh nguy hiểm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Trẻ tiêm viêm não nhật bản có sốt không? Và những điều bố mẹ cần lưu ý

Bên cạnh các vắc xin tiêm, trẻ cần uống liều thứ 3 của vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Vắc xin này giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rotavirus, một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn chưa có vắc xin phòng lao, thế giới từng xem lao là bệnh “tứ chứng nan y” không thể cứu chữa. Mặc dù vắc xin phòng lao đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm 1981 nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn ghi nhận hơn 170.000 người mắc lao và hơn 10.000 người tử vong do căn bệnh này, điều này cho thấy cộng đồng vẫn còn thờ ơ hoặc chưa quan tâm đến bệnh lao.

Lao ở trẻ em, đặc biệt là sơ sinh có tỷ lệ tử vong đến 80%, nếu may mắn sống sót, trẻ có nguy cơ đối diện với các di chứng nặng nề suốt phần đời còn lại như: tổn thương đa cơ quan, sa sút trí tuệ, thiếu sót vận động, mù, điếc, rối loạn tâm thần,…

Theo các chuyên gia, tất cả trẻ em được sinh ra cần phải tiêm vắc xin lao BCG (Việt Nam) đầy đủ trong 1 tháng đầu đời, tốt nhất là 24h sau sinh. Tiêm vắc xin lao không chỉ là trách nhiệm của Cha Mẹ mà còn là quyền lợi của mỗi đứa trẻ ngay sau khi chào đời, giúp trẻ phòng tránh những tác nhân gây bệnh phức tạp, để lại nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai của trẻ.

Với mong muốn thúc đẩy tỷ lệ bao phủ vắc xin Lao tại Việt Nam, giảm tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng, bảo vệ sự phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các mầm non tương lai, Hệ thống tiêm chủng VNVC thực hiện chương trình miễn phí tiêm vắc xin lao cho trẻ em tất cả các buổi sáng trong tuần và buổi chiều thứ 7, chủ nhật. Chương trình miễn phí tiêm vắc xin lao tại VNVC đã giúp hàng triệu trẻ em được chủng ngừa vắc xin lao an toàn và chất lượng cao, kịp thời và đúng lịch.cho trẻ).

LỊCH TIÊM ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI

Heberbiovac, Gene-HBvax, Euvax B – Vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh

Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B

Pentaxim (Pháp)/ Infanrix IPV+Hib (Bỉ) (vắc xin 5 trong 1)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib

Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C

Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac (Hà Lan)- Cúm

Priorix (Bỉ) – Sởi, Quai bị, Rubella

Menactra (Mỹ) – Viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135

Imojev (Thái Lan) – Viêm não Nhật Bản

MMR-II (Mỹ) phòng Sởi – Quai bị – Rubella

Jevax (Việt Nam) – viêm não Nhật Bản

AVAXIM 80U (Pháp)  – Viêm gan A